Phát hiện chiến lũy của Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ
Các nhà khảo cổ học Nhật Bản và Mông Cổ đã phát hiện ra dấu tích một tiền đồn quân sự ở thế kỷ 13, được lập ra phục vụ cuộc chinh phạt của đế chế Thành Cát Tư Hãn ở tây nam Mông Cổ.
Tìm thấy bức họa hiếm của Thành Cát Tư Hãn
Hiện trường khai quật ở tây nam Mông Cổ. (Ảnh: Asahi Shimbum).
Theo Asahi Shimbum, đội nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể hữu ích trong việc tìm hiểu chiến lược mở rộng về phía tây và tuyến đường thương mại của đế quốc Mông Cổ.
"Chúng tôi hy vọng phát hiện này sẽ có ích trong việc xác định lịch sử của cao nguyên Mông Cổ giữa thế kỷ 13 và 14", Koichi Matsuda, dẫn đầu nhóm khảo cổ, giáo sư danh dự khoa Lịch sử đế quốc Mông Cổ ở Đại học quốc tế Osaka nói.
Đội nghiên cứu đã vẽ bản đồ khu di tích khoảng 880 km về phía tây thủ đô Ulan Bator năm 2001 và nhận thấy đặc tính địa lý quanh vùng này tương tự với những cảnh quan được mô tả trong cuốn sách du lịch của một nhà lãnh đạo Đạo giáo thời Trung Cổ ở Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ cũng khai quật được những mảnh gốm sứ Trung Quốc có niên đại từ thế kỷ 13. Bức ảnh chụp từ trên không năm 2001 cho thấy những tàn tích của một chiến lũy bao quanh bởi tường đất.
Mùa hè năm ngoái, các nhà khảo cổ đã sử dụng phương pháp cacbon xác định tuổi những mảnh gỗ và xương động vật khai quật được. Phân tích cho thấy các mảnh gỗ có từ thế kỷ 12 đến 13, trong khi xương có từ thế kỷ 14.
Dựa trên kết quả này, nhóm khảo cổ kết luận nơi đây từng là một thành trì được sử dụng làm căn cứ quân sự khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược các nước Trung Á.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
