Phát hiện chim cánh cụt hoàng đế đen tuyền cực hiếm
Đoàn làm phim vô tình quay được khoảnh khắc xuất hiện của một con chim cánh cụt hoàng đế đen tuyền toàn thân, được xếp hàng cực hiếm.
Một con chim cánh cụt hoàng đế với bộ lông phủ màu đen tuyền toàn thân, được xếp hàng cực hiếm, vô tình lọt vào ống kính của các nhà làm phim của BBC khi tới Nam Cực ghi hình.
Cảnh quay từ thước phim cho thấy chú chim cánh cụt hoàng đế cực hiếm đứng giữa hàng trăm con khác có bộ lông phần bụng màu trắng, các mảng màu vàng trên cổ.
Chim cánh cụt đen tuyền cực hiếm.
Không giống với đồng loại, chim cánh cụt đặc biệt này lại có màu đen tuyền toàn thân. Đây là kết quả của một đột biến di truyền hiếm gặp, thường được gọi là melanism.
Thước phim do phóng viên Dynasties của chương trình động vật hoang dã đến từ BBC ghi lại. Anh cho biết, có thể đây cũng là lần đầu người xem được chứng kiến một con chim cánh cụt hoàng đế đen toàn thân trên màn ảnh.
Theo các nhà làm phim, chim cánh cụt đen tuyền “trông hoàn toàn khỏe mạnh” và đang tìm kiếm bạn đời để rúc vào nhau sưởi ấm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất phim nhận định, chú chim đặc biệt thường sẽ khó lòng sống sót tới tuổi trưởng thành khi mắc chứng đột biến này.
Màu sắc của những chú chim cánh cụt thông thường với cái bụng trắng giúp chúng dễ ngụy trang giống màu nền trời hoặc màu băng tuyết, qua đó dễ dàng lẩn trốn trước những kẻ săn mồi rình rập như cá voi sát thủ hoặc hải cẩu. Ngược lại, chim cánh cụt đen tuyền hiếm gặp có màu sắc lạ, dễ rơi vào tầm ngắm của đối phương.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim lớn nhất và nặng nhất trong số những loài sống và đặc hữu ở châu Nam Cực. Con trống và mái có bộ lông cũng như kích thước tương tự nhau. Đầu và lưng chúng mà đen, bụng và chân màu trắng, ngực vàng nhạt và tai màu vàng tươi.
Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng với những chuỗi hành trình của các con lớn mỗi năm để giao phối và nuôi con cái. Loài chim này chỉ sinh sản duy nhất vào mùa đông ở Nam Cực. Chúng sẽ đi quãng đường dài từ 50km - 120km trên băng để tới khu vực sinh sản.
Tuổi thọ của chim cánh cụt hoàng đế là 20 năm, mặc dù có một số con có thể sống tới 50 tuổi. Số lượng loài chim này đang giảm dần mỗi năm do bệnh tật, thiếu thức ăn và sự ấm lên toàn cầu.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.
