Phát hiện chim sơn ca nguyên vẹn sau 46.000 năm vùi dưới băng

Con chim sơn ca có sừng sống ở kỷ Băng Hà được bảo quản tốt đến mức các thợ săn tìm thấy mẫu vật tưởng nhầm nó mới chết.

Con chim bị chôn vùi và đông cứng trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu gần làng Belaya Gora ở đông bắc Siberia. Mootk nhóm thợ săn ngà voi hóa thạch ở địa phương phát hiện con chim và giao cho các chuyên gia Nicolas Dussex và Love Dalén ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển để kiểm tra.

Phát hiện chim sơn ca nguyên vẹn sau 46.000 năm vùi dưới băngMẫu vật 46.000 năm tuổi được xác định thuộc loài sơn ca có sừng. (Ảnh: CNN).

Kết quả xác định niên đại bằng phóng xạ carbon hé lộ con chim sống cách đây khoảng 46.000 năm. Phân tích di truyền cho thấy nó thuộc loài sơn ca có sừng (Eremophila alpestris), theo nghiên cứu công bố hôm 21/2 trên tạp chí Communications Biology.

Dalén cho biết con chim có thể là tổ tiên của hai phân loài sơn ca còn sống ngày nay, một loài ở miền bắc nước Nga và loài còn lại ở thảo nguyên Mông Cổ. "Phát hiện này chỉ ra biến đổi khí hậu diễn ra cuối kỷ Băng Hà cuối cùng đã dẫn tới sự hình thành các phân loài mới", Dalén nói.

Tình trạng của con chim đặc biệt tốt, chủ yếu do nhiệt độ lạnh của lớp đất đóng băng vĩnh cửu. "Thực tế một mẫu vật nhỏ và dễ hư hỏng như vậy gần như nguyên vẹn chứng tỏ đất bùn lắng đọng từ từ, hoặc ít nhất lớp đất tương đối ổn định. Nhờ đó, xác con chim được bảo quản trong trạng thái rất gần thời điểm nó chết", Dussex cho biết.

Bước tiếp theo của nghiên cứu là giải trình tự toàn bộ hệ gene của con chim. Theo nhóm nghiên cứu, điều này sẽ hé lộ nhiều thông tin hơn về quan hệ của nó với các phân loài ngày nay và giúp ước tính tốc độ tiến hóa ở chim sơn ca.

Các nhà khoa học làm việc trong khu vực cũng tìm thấy xác và bộ phận cơ thể của nhiều loài động vật khác như chó sói, voi ma mút và tê giác lông xoăn. Dussex mô tả những phát hiện như vậy có ý nghĩa vô giá bởi nhờ đó, giới nghiên cứu có thể thu thập ADN và ARN của các sinh vật cổ đại, mở ra cơ hội tìm hiểu quá trình tiến hóa của hệ động vật kỷ Băng Hà và phản ứng của chúng trước biến đổi khí hậu cách đây 50.000 - 100.000 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sở hữu thân hình to lớn như những chiếc xe tải, đi theo đó là những đôi chân dài cho phép chúng chạy nhanh hơn hậu duệ thời hiện đại của mình gấp nhiều lần.

Đăng ngày: 24/02/2020
83 mộ cổ Ai Cập trong quan tài đất sét hiếm gặp

83 mộ cổ Ai Cập trong quan tài đất sét hiếm gặp

Các nhà khảo cổ tìm thấy hàng chục ngôi mộ chứa hài cốt hơn 5.000 năm tuổi ở vùng Dakahlia, cách không xa biển Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 24/02/2020
Bí ẩn mộ cổ hoa 70.000 năm chôn cất một loài người khác

Bí ẩn mộ cổ hoa 70.000 năm chôn cất một loài người khác

Không chỉ người tinh khôn mà một loài người tuyệt chủng, từng được coi là man rợ, đã có phong tục tang ma hết sức huyền bí với những ngôi mộ cổ đầy hoa.

Đăng ngày: 24/02/2020
Phát hiện hổ phách loài ong nguyên thủy lâu đời nhất với phấn hoa

Phát hiện hổ phách loài ong nguyên thủy lâu đời nhất với phấn hoa

Hàng triệu năm trước, những con ong tiến hóa từ ong bắp cày, nhưng ít ai biết được sự chuyển đổi của chúng từ côn trùng ăn thịt sang ăn phấn hoa.

Đăng ngày: 23/02/2020
Phát hiện bức tường xương người 500 năm tuổi

Phát hiện bức tường xương người 500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ tìm thấy một loạt bức tường được làm từ xương người bên trong nhà thờ cổ Saint-Bavaria ở thành phố Ghent.

Đăng ngày: 22/02/2020
Phát hiện hóa thạch kỳ giông 167 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch kỳ giông 167 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch kỳ giông cổ xưa nhất thế giới trong một mỏ đá ở Siberia.

Đăng ngày: 21/02/2020
Xây nhà, đào được…

Xây nhà, đào được… "hoàng tử ma" 2.700 tuổi trên xe ngựa đầy châu báu

Công trình xây dựng khu liên hợp thể thao ở Ý đã phải tạm ngừng vì mộ của một hoàng tử thời tiền La Mã với giáp sắt, xe ngựa và cả một kho tàng bất ngờ lộ diện.

Đăng ngày: 21/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News