Phát hiện chủng virus Ebola mới tại Sierra Leone
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn nguồn tin từ Chính phủ Sierra Leone cho biết các nhà nghiên cứu vừa phát hiện chủng virus Ebola mới trên các cá thể dơi tại nước này, hai năm sau khi kết thúc đợt dịch Ebola nghiêm trọng nhất bùng phát tại Tây Phi khiến hơn 11.000 người thiệt mạng.
Người dân Congo được điều trị thành công sau khi bị nhiễm virus Ebola tại Itipo ngày 11/6.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra loại virus trên ở khu vực Bombali, miền Bắc Sierra Leone. Các nhà khoa học cho biết loại virus này có thể lây sang người song chưa xác định liệu có thể gây ra bệnh nguy hiểm chết người hay không và liệu đã có trường hợp nào bị lây nhiễm loại vius này hay chưa.
Người phát ngôn Bộ Y tế Siera Leone Harold Thomas cho biết người dân trong khu vực đã được khuyến cáo không ăn thịt dơi.
Hồi tháng 12/2013, đợt bùng phát dịch Ebola nghiêm trọng nhất từ trước tới nay khởi phát từ miền Nam Guinea sau đó lan tới các quốc gia láng giềng trong khu vực Tây Phi là Liberia và Sierra Leone.
Chủng virus gây bệnh được xác định là Zaire Ebola được phát hiện lần đầu tiên từ năm 1976. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 11.300 người đã thiệt mạng và gần 29.000 người khác nhiễm virus trong đợt dịch này.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
