Phát hiện cơ chế miễn dịch "có thể điều trị mọi loại ung thư"

Các nhà khoa học thuộc ĐH Cardiff (xứ Wales) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng hứa hẹn có thể khai thác cơ chế miễn dịch trong cơ thể để điều trị mọi bệnh ung thư.

Theo Đài BBC (Anh), nhóm khoa học thuộc Đại học Cardiff đã tìm ra một cơ chế miễn dịch đặc biệt trong cơ thể người có thể khai thác để tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi và nhiều ung thư khác trong các thử nghiệm tại phòng lab.


Tế bào T tấn công tế bào ung thư - (Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY).

Các phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Nature Immunology. Mặc dù vẫn chưa được thử nghiệm trên người bệnh, song các nhà nghiên cứu nói phương pháp này "có tiềm năng rất lớn".

Theo nhóm chuyên gia, mặc dù công trình nghiên cứu của họ mới chỉ ở giai đoạn sơ khởi, song kết quả thu được từ đó cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan.

Hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể con người trước các lây nhiễm, nó cũng có khả năng tấn công các tế bào ung thư.

Nhóm các nhà khoa học ở đại học Cardiff đã chủ định đi tìm kiếm những cách thức "phi truyền thống" và chưa được khám phá trước đây của hệ miễn dịch trong cách tấn công những khối u theo kiểu phòng vệ tự nhiên.

Cái họ tìm thấy chính là một loại tế bào T mới trong máu người. Đây là tế bào miễn dịch có thể "rà quét" cơ thể, "đánh giá tình hình" xem có nguy cơ nào với cơ thể mà những "chiến binh" bảo vệ cần loại bỏ không.

Sự khác biệt trong nghiên cứu của họ là loại tế bào T này có thể tấn công một loạt các loại ung thư. "Ở đây có khả năng là nó có thể điều trị mọi bệnh nhân ung thư", nhà nghiên cứu, giáo sư Andrew Sewell, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ thông tin với đài BBC.

"Trước đây chưa ai tin chuyện này là có thể", ông Andrew Sewell nói.

"Nó gợi ra tiềm năng về một liệu pháp điều trị kiểu như "một cỡ vừa cho tất cả", ông Andrew Sewell giải thích thêm, tức là chỉ một loại tế bào T nhưng có thể tiêu diệt nhiều kiểu tế bào ung thư khác nhau.


Hình mô phỏng các tế bào T tấn công tế bào ung thư trong cơ thể - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Các tế bào T có "các thụ thể" (receptor) trên bề mặt của chúng, cho phép chúng có thể "nhìn thấy" ở cấp độ hóa học, cấp độ đơn giản nhất trong hệ thống cấu trúc tế bào.

Theo đó, trong các thí nghiệm phòng lab, nhóm nghiên cứu đại học Cardiff phát hiện tế bào T và thụ thể của nó có thể tìm, diệt một loạt các tế bào ung thư như phổi, da, máu, ruột kết, vú, xương, tiền liệt, buồng trứng, gan và cổ tử cung.

Và điều quan trọng là tế bào T không "đụng" tới những mô lành (hay tế bào khỏe mạnh) trong cơ thể người.

Thông thường các tế bào T rất khó phân biệt giữa các tế bào ung thư và tế bào khỏe do cấu trúc gen tương tự của chúng, do đó chúng thường tấn công cả hai loại này.

Tuy nhiên loại tế bào T vừa được nhóm nghiên cứu phát hiện vẫn có khả năng phân biệt giữa hai loại và chỉ tấn công tế bào ung thư.

Cách thức quá trình này diễn ra chính xác như thế nào vẫn đang được khám phá. Loại thụ thể đặc biệt của tế bào T tương tác với một phân tử có tên là MR1 vốn có trên bề mặt của mọi tế bào trong cơ thể người.

Người ta cho rằng, phân tử MR1 sẽ phát tín hiệu cho thấy quá trình trao đổi chất rối loạn trong bên trong một tế bào ung thư tới hệ miễn dịch.

"Chúng tôi là những người đầu tiên mô tả một tế bào T tìm thấy MR1 trong các tế bào ung thư, điều này chưa từng được thực hiện trước đây, đây là nghiên cứu đầu tiên loại này", nhà nghiên cứu Garry Dolton, thuộc nhóm nghiên cứu nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đăng ngày: 10/01/2025
7 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy bạn cần nhớ

7 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy bạn cần nhớ

Tỏi, nấm, raubina, súp lơ xanh, khoai lang, sữa chua và quả anh đào là những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy hiệu quả.

Đăng ngày: 22/12/2020
Chỉ một thao tác đơn giản với ngón tay có thể biết mình có mắc ung thư phổi hay không

Chỉ một thao tác đơn giản với ngón tay có thể biết mình có mắc ung thư phổi hay không

Theo chuyên gia, có một các kiểm tra ngón tay đơn giản, có thể tiết lộ nếu bạn bị ung thư phổi. Đó chính là phương pháp "cửa sổ Schamroth" (Schamroth window).

Đăng ngày: 18/08/2020
Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đăng ngày: 28/07/2020
Đột phá y khoa: Điều trị toàn bộ đợt xạ trị ung thư chỉ chưa đầy 1 giây

Đột phá y khoa: Điều trị toàn bộ đợt xạ trị ung thư chỉ chưa đầy 1 giây

Nghiên cứu mới có thể là một cuộc cách mạng về phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Đăng ngày: 20/01/2020
Tại sao hóa trị ung thư gây rụng tóc?

Tại sao hóa trị ung thư gây rụng tóc?

Tóc là bộ phận cơ thể có khả năng phân chia nhanh giống tế bào ung thư nên chịu ảnh hưởng của thuốc hóa trị, dẫn đến rụng tóc.

Đăng ngày: 30/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News