Phát hiện công trường khai thác đá cổ xây thành Nhà Hồ

Ngày 24/12, nguồn tin từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) cho biết, cán bộ của trung tâm vừa phát hiện công trường khai thác đá cổ thứ hai (được xác định để lấy đá xây dựng Thành Nhà Hồ) tại núi Xuân Đài, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc; cách trung tâm kinh thành khoảng 5km về phía Nam.

>>> Hàng nghìn di vật được phát hiện tại Thành nhà Hồ

Công trường khai thác đá cổ này có diện tích khoảng 23km2 nằm ở sườn phía Đông - Bắc núi Xuân Đài. Đây là núi đá vôi được kiến tạo vào kỷ Trias, cách ngày nay khoảng 250 triệu năm. Núi có độ cao trung bình trên 100m, chia thành những vỉa theo kiểu đoạn tầng, rất tiện lợi cho việc bóc tách.

Tại khu vực núi này, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ phát hiện những dấu vết của một công trường khai thác đá cổ; thống kê được 16 phiến đá được bóc tách, chế tác tương đối công phu. Nhiều phiến đá có kích thước tương đối lớn, ước tính hàng chục tấn. Các dấu vết kỹ thuật chế tác đá rất rõ nét. Các phiến đá được chế tác từ 4 đến 5 cạnh; bề mặt tương đối nhẵn.


Núi Xuân Đài ở xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) - nơi
phát hiện công trường khai thác đá cổ để xây dựng Thành Nhà Hồ.

Khi đem so sánh, kỹ thuật chế tác đá ở đây giống như những phiến đá được dùng để xây dựng Thành Nhà Hồ. Ngoài ra, tại sườn phía Đông của núi Xuân Đài có rất nhiều phiến đá đổ ngổn ngang. Dù chưa thấy dấu vết chế tác đá ở đây, nhưng các phiến đá trên núi này có hình dạng khá vuông vức, tu chỉnh.

Theo tiến sĩ Đỗ Quang Trọng - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, các phiến đá tại núi Xuân Đài đã được những người thợ đá thời Hồ bóc tách, rồi đưa xuống chân núi để tiến hành sơ chế trước khi đưa về xây dựng thành Tây Đô (một tên gọi khác của Thành Nhà Hồ).

Việc phát hiện công trường khai thác đá cổ xây dựng Thành Nhà Hồ tại núi Xuân Đài là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học. Đánh dấu một bước tiến trong tiến trình thực hiện các cam kết bảo tồn, quản lý Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Điều đó chứng tỏ để xây dựng thành Tây Đô, nhà Hồ đã huy động một khối lượng khổng lồ về sức lực, vật lực trong cả nước để khai thác, vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi khác nhau về xây dựng công trình kiến trúc bằng đá độc đáo này.

Được biết, sau sự kiện Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào cuối tháng 6/2011, đến tháng 7/2011 qua quá trình khảo sát, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện ra công trường khai thác đá cổ thứ nhất tại núi An Tôn, trên địa bàn xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. Qua tiến hành khai quật khảo cổ học, các nhà khoa học khẳng định đây là công trường khai thác đá phục vụ xây dựng Thành Nhà Hồ.

Sau khi phát hiện ra công trường khai thác đá cổ thứ hai tại núi Xuân Đài để xây dựng Thành Nhà Hồ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành khai quật địa điểm này để có thêm những cơ sở, căn cứ khoa học về công trường khai thác đá cổ. Từ đó, trung tâm có những kiến nghị tiếp theo với ngành chức năng về công tác bảo tồn, nghiên cứu, phát huy giá trị di tích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 10/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News