Phát hiện đảo 'ong mật' ở sa mạc Sahara
Các nhà khoa học vừa khám phá quần thể ong mật hơn 10.000 tuổi, sống biệt lập ở một ốc đảo phía Bắc Sahara, sa mạc lớn nhất thế giới.
Taher Shaibi thuộc ĐH Al-Fatah ở TriPoli, Libya vừa công bố phát hiện độc đáo trên tạp chí Bảo tồn gien. Những con ong trên thuộc về loài Apis mellifera.
Nhưng khi các khoa học tiến hành nghiên cứu những bầy ong khác xung quanh ốc đảo Kufra ở Libya, họ phát hiện ra sự khác biệt về mặt di truyền.
Phát hiện mới cho thấy những con ong này đã sống “biệt lập” ở Kufra 5.000 - 10.000 năm trước. Nguyên nhân xác định là do sự biến đổi khí hậu biến một thảo nguyên cổ đại xanh tươi ở Sahara thành sa mạc khô cằn như ngày nay.
Phân tích những con ong ở Kufra, các nhà khoa học không phát hiện dấu hiệu sinh sống của Varroa Destructor, loài ký sinh trùng gây chết người thường ẩn nấp trong thế giới ong mật.
![]() |
Loài ong mật trên ốc đảo hoàn toàn không chứa loài ký sinh Varroa, kẻ giết ong hàng loạt trên thế giới. |
Trong bài viết của mình, các nhà khoa học gợi ý, Varroa Destructor chính là kẻ bí ẩn đằng sau sự sụp đổ có trật tự của các quần thể ong trên toàn thế giới. Một phần mười dân số loài ong trên toàn cầu đã ra đi vì "kẻ giết người" này. Cụ thể nhất là ảnh hưởng của chúng đến trang trại nuôi ong thương mại ở Bắc Mỹ và châu Âu, gây thiệt hại hàng triệu USD từ năm 2006.
Phát hiện một quần thể ong cô lập và không có mầm bệnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, chúng có thể là một loài thuần khiết. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, những con ong Kufra có thể chứa một số đặc điểm di truyền có thể hữu ích cho việc xuất khẩu ong mật ra toàn thế giới mà không phải lo ngại về việc lây lan mầm bệnh.
Nhưng có một lý do đơn giản khác được đưa ra, ong Kufra chưa bao giờ tiếp xúc với những mầm bệnh thông thường của các quần thể ong thương mại, nên chúng vẫn khỏe mạnh, khác biệt. Ở chúng có thể có những kháng nguyên chống bệnh mà các nhà khoa học chưa tìm ra. Giới khoa học hy vọng, một chương trình sinh sản lai giống cẩn thận giữa loài ong Kufra và những con ong thương mại có thể đem lại những kết quả đáng ngạc nhiên.
Nguồn: Discovery

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
