Phát hiện dấu chân khủng long 150 triệu năm
Những dấu chân loài khủng long ăn thịt Eubrontes Gleneronsensis Theropod sống cách đây 150 triệu năm vừa được tìm thấy ở khu vực Thaiyat, Jaisalmer, Ấn Độ.
Một nhóm nghiên cứu thuộc khoa địa chất Đại học Vyas Jainarayan ở TP.Jodhpur, Ấn Độ đã phát hiện dấu chân loài khủng long Eubrontes Gleneronsensis Theropod 150 triệu tuổi in hằn trên tường đá sa thạch ở Jaisalmer.
Những dấu chân của khủng long Eubrontes Gleneronsensis Theropod vừa được tìm thấy.
Eubrontes Gleneronsensis Theropod là loài khủng long ăn thịt, cao khoảng 1-3m và sống chủ yếu ở môi trường ven biển. Hóa thạch của loài khủng long này đã được khai quật tại nhiều nơi trên thế giới như: Pháp, Ba Lan, Slovakia, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc và Mỹ...
Ở Ấn Độ, giới nghiên cứu ghi nhận tìm thấy trứng, xương, răng khủng long. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ phát hiện dấu chân của Eubrontes Gleneronsensis theropod ở Ấn Độ.
Phát hiện mới này thuộc về ba nhà địa chất học làm việc tại Đại học Vyas Jainarayan, gồm: Tiến sĩ Virendra Singh Parihar, Tiến sĩ Suresh Chandra Mathur và Tiến sĩ Shankar Lal Nama.
Tiến sĩ Parihar cho biết: "Dấu chân của loài khủng long Eubrontes Gleneronsesis theropod rất lớn với chiều dài khoảng 30cm và 3 ngón chân dày, mạnh mẽ. Dựa theo kích thước dấu chân có thể ước tính được loài vật này cao 1-3m và dài 5-7m".
Theo Tiến sĩ Mathur, người đồng nghiên cứu, khám phá mới này có thể mở ra triển vọng trong việc kiếm các hóa thạch khủng long trong đá tương tự.
Điều này rất quan trọng bởi Mathur và cộng sự từng khai quật địa tầng chứa hàng loạt xương (và xác chết) khủng long, cá sấu, động vật thuộc lớp chân bụng và cá. Nếu tìm thấy mối liên hệ giữa các hóa thạch, nhóm nghiên cứu sẽ có thêm cơ sở tìm hiểu nguyên nhân tuyệt chủng của loài khủng long này.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
