Phát hiện dấu hiệu cổ sóng thần tại tỉnh Nghệ An
Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện một số công trình nghiên cứu khoa học về cổ sóng thần tại Việt Nam và bước đầu nhận định rằng tại khu vực ven biển Nghệ An tồn tại những bất thường về địa chất, đặc biệt là việc xuất hiện các bãi sò có chứa cồn điệp chứa vỏ sò ốc.
Một số điều tra mới đây nhất cho thấy có thể đã xuất hiện 3 trận sóng thần từng xảy ra vào các khoảng thời gian: 4.500-4.300; 4.100-3.900 và 900-600 năm trước.
Phó giáo sư-tiến sỹ Cao Đình Triều thuộc Viện Vật lý địa cầu cho biết các nhà khoa học của Viện đã tìm hiểu và phát hiện một số cồn điệp và bãi sò ở xã Quỳnh Văn, Nghi Tiến và thị trấn Diễn Châu. Dưới các doi cát ven biển như ở Nghi Yên cho một khoảng tuổi 4.500-4.300 năm và không thể giải thích sự hình thành các bãi sò cồn điệp này là do người cổ ăn và chất vỏ thành đống, hoặc do vận động kiến tạo.
Những phát hiện và nghiên cứu ban đầu về cổ sóng thần tại Nghệ An có thể rút ra một số khả năng và cấp độ thiên tai động đất sóng thần có thể xảy ra tại Việt Nam.
Phó giáo sư-tiến sỹ Cao Đình Triều cho rằng, trong trường hợp động đất lớn nhất xảy ra tại đới hút chìm Manila (Philippines), với cấp 9 độ Richter, có thể gây sóng thần tối đa tới bờ biển Nghệ An có độ cao tối đa 7m.
Đối với vùng nguồn là đới đứt gãy Baram và với động đất 8 độ Richter, sóng thần có thể ập tới bờ biển Nghệ An với độ cao chỉ trên 1m. Nếu xảy ra động đất có cấp 7,5 độ Richter ngoài khơi Bắc Trung Bộ dọc đứt gãy sông Cả sẽ có sóng thần đạt tới 10m tại bờ biển thị trấn Diễn Châu.
Cổ sóng thần là một định hướng nghiên cứu còn mới mẻ ở Việt Nam được khởi đầu từ năm 2005 bằng những chuyến khảo sát vết tích cổ sóng thần giữa các nhà khoa học Viện Vật lý địa cầu và các chuyên gia Viện Vật lý trái đất thuộc Liên Bang Nga.
Từ đó đến nay đã có một số công trình công bố những kết quả bước đầu ghi nhận về khả năng xuất hiện sóng thần cổ dọc dải ven biển và hải đảo Việt Nam.

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
