Phát hiện dấu tích người tiền sử trong hang động ở Tuyên Quang
Lần đầu tiên nhà khoa học Việt Nam tìm thấy di tích của cư dân văn hóa hậu kỳ Đá mới, cách đây khoảng 4.000 năm.
PGS Trình Năng Chung, Trưởng đoàn khảo sát Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang cho biết, các nhà khảo cổ vừa phát hiện nhiều điểm có dấu tích văn hóa của người tiền sử trong hang động thuộc vùng núi đá vôi huyện Chiêm Hóa. Trong số này có hang Pù Chùa, xã Minh Quang và hang Ngần, hang Khỉ, xã Phúc Sơn.
Đây là lần đầu tiên giới khảo cổ phát hiện được di tích của cư dân văn hóa hậu kỳ Đá mới trong hang động ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Công cụ đá và các mảnh gốm tìm thấy ở hang Pù Chùa.
Tại hang Pù Chùa, ở độ sâu 0,4m, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật bằng đá và gốm. Trong đó một bộ di vật gồm gần chục rìu đá mài nhẵn, trong đó có rìu hình tứ giác, rìu hai vai và rìu một vai. Các mảnh gồm được tìm thấy ở đây chủ yếu được tạo bằng bàn xoay, chỉ có một số mảnh có dấu vết được nặn tay.
Dựa vào nghiên cứu tổng thể các di vật và kết cấu trầm tích địa tầng văn hóa, bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng, hang Pù Chùa có di tích cư trú của người tiền sử, niên đại cách đây khoảng 4.000 năm.
Công cụ đá tìm thấy ở hang Ngần. (Ảnh: NVCC).
Tại hang Ngần và hang Khỉ khảo sát trên bề mặt, đoàn khảo sát phát hiện gần chục công cụ đá ghè đẽo, bao gồm công cụ chặt thô, nạo cắt. Đây là những công cụ lao động thô sơ mang tính đa năng của người tiền sử.
Theo PGS Trình Năng Chung, từ những di vật phát hiện đã minh chứng Chiêm Hóa là mảnh đất có tiềm năng khảo cổ.
"Chúng tôi đang có kế hoạch đào thám sát hang Pù Chùa và khảo sát toàn bộ khu vực sơn khối đá vôi huyện Chiêm Hóa trong thời gian tới", PGS Chung cho biết.
Gần đây các nhà khảo cổ của Việt Nam liên tục phát hiện những dấu tích ghi nhận hoạt động của người tiền sử. Đó là di cốt được phát hiện cùng nhiều di vật cách đây 4.000 được tìm thấy trong quá trình đào tu sửa kiến trúc ở Đền Thắm (Bắc Kạn) hồi cuối tháng 7.
Hay như xương người tiền sử cách đây 7.000 cũng phát hiện thấy ở Đăk Nông vừa công bố hồi tháng 9.
Những phát hiện này có ý nghĩa trong khoa học, thêm cơ sở để tái hiện lại thời kỳ hoạt động và sinh sống của người tiền sử.
Thời đại đồ đá mới là một giai đoạn của thời đại đồ đá trong lịch sử phát triển công nghệ của loài người. Tiến bộ lớn của thời đồ đá mới là loài người đã biết canh tác thực sự. Trong các nền văn hoá Natufian ở thời kỳ tiền đồ đá mới, các loại ngũ cốc hoang dã đã được thu hoạch, và có thể chọn hạt giống sớm và tái trồng xảy ra. |

Hàng ngàn nữ trang thời trung cổ được phát hiện bên dưới các nhà thờ Scandinavia
Các nhà khảo cổ đã khai quật một lượng lớn tiền xu, ngọc trai và kẹp tóc dưới sàn nhà thờ thời Trung Cổ khắp Scandinavia.

Công bố phát hiện mới về khảo cổ học Việt Nam được thế giới trông đợi
Kết quả khai quật khảo cổ học tại di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có tầm vóc quốc tế, đã gây chấn động giới khảo cổ.

Phát hiện bộ xương 6.000 năm tuổi còn nguyên vẹn dưới công trường xây dựng
Bộ xương được tìm thấy trên đường BR-470 tại đô thị Ilhota ở bang Santa Catarina. Phần xương sọ và chân được bảo quản hoàn hảo và bộ răng cũng gần như còn nguyên.

Phát hiện loài khủng long khổng lồ mới gấp đôi kích thước một con voi
Một loài khủng long khổng lồ mới đã được phát hiện ở Nam Phi.

Tấm giấy cói bất ngờ tiết lộ bùa yêu của người Ai Cập cổ đại
Tấm giấy cói, theo các nhà khoa học có niên đại ít nhất 1300 năm ở Ai Cập mô tả hình ảnh của 2 sinh vật có cánh đang chu mỏ về phía nhau.

Bí mật trong ngôi mộ cổ với các bộ xương cắt rời
Nhóm chuyên gia nghiên cứu ở Panama mới đây đã công bố kết luận về ngôi mộ cổ với các bộ xương bị cắt rời ở khu vực Nam Mỹ và Trung Mỹ trên website Science Alert.
