Phát hiện đền thờ nữ hoàng Ai Cập bị chối bỏ
Vua Thutmose III, pharaoh thứ 6 của vương triều 18 ở Ai Cập cổ đại đã cố gắng xóa bỏ mọi ký ức về Hatshepsut nhưng không thành công bởi những dấu tích về người phụ nữ quyền lực này vẫn lưu lại.
Phát hiện đền thờ nữ hoàng Hatshepsut
Các nhà khảo cổ học Ba Lan phát hiện ngôi đền thờ nữ thần bầu trời Hathor và thần Amun-Ra trong quần thể di tích Gebelein cách Luxor, Ai Cập, 30 km về phía tây nam, do Hatshepsut ra lệnh xây dựng. Theo Wojciech Ejsmond, người đứng đầu nhóm chuyên gia khảo cổ, ngôi đền có thể được xây trong thời kỳ trị vì của Hatshepsut vào thế kỷ 15 trước Công nguyên. Những đoạn chữ viết tượng hình với đuôi chỉ giới nữ và việc thay thế một vòng tròn hình oval khắc tên và tước hiệu của vua Ai Cập chỉ ra ngôi đền thuộc về Hatshepsut.
Hatshepsut là nữ pharaoh trị vì lâu nhất trong lịch sử Ai Cập (1479 - 1458 trước Công nguyên). Dưới sự trị vì của bà, nền kinh tế Ai Cập rất phát triển. Hatshepsut đã chỉ đạo xây dựng và sửa chữa nhiều công trình, đài tưởng niệm và đền thờ.
Tượng Hatshepsut ở Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Mỹ. (Ảnh: Wikipedia).
Sinh năm 1508 trước Công nguyên, Hatshepsut là người con duy nhất của vua Thutmose I và vợ, nữ hoàng Ahmose. Khi Hatshepsut 12 tuổi, cha bà chết. Bà kết hôn với người anh cùng cha khác mẹ Thutmose II và giữ vị trí chính phi. Thutmose II chết vào 15 năm sau, khiến Hatshepsut trở thành quả phụ ở tuổi 27.
Hatshepsut và Thutmose II có một người con gái tên Neferure. Tuy nhiên, người kế vị ngai vàng lại là Thutmose III, con của Thutmose II và một thứ phi. Do khi lên ngôi, Thutmose III còn quá nhỏ nên Hatshepsut giữ vai trò nhiếp chính vương.
Theo luật lệ, một phụ nữ không thể nắm quyền trị vì mà phải đồng cai trị với một pharaoh nam khác. Nhưng Hatshepsut từ chối tuân theo quy định này và năm 1437 trước Công nguyên, bà tự sắc phong cho mình trở thành pharaoh và đổi tên gọi từ Hatshepsut sang Hatshepsu.
Sau 22 năm cầm quyền, năm 1458 trước Công nguyên, Hatshepsut qua đời ở tuổi 50. Bà được chôn cất trong một ngôi mộ ở Thung lũng các vị vua bên bờ tây sông Nile. Thutmose III trị vì trong 30 năm tiếp theo và yêu cầu xóa bỏ mọi dấu tích về thời kỳ cai trị của Hatshepsut. Ông cũng ra lệnh xóa hết hình ảnh của Hatshepsut trong những đền thờ và tượng đài.
Nhiều khả năng Thutmose III không muốn lưu lại bằng chứng cho thấy Ai Cập từng nằm dưới sự lãnh đạo của một người phụ nữ tài giỏi và quyền lực. Bởi vậy, các học giả biết rất ít về sự tồn tại của Hatshepsut trước khi giải mã chữ tượng hình trên những bức tường của quần thể di tích Deir el-Bahri ở đối diện thành phố Luxor.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
