Phát hiện dòng chảy bùn, cát khổng lồ dưới đáy biển

Các nhà nghiên cứu người Anh vừa phát hiện dấu tích một vụ trượt lở đất khổng lồ dưới đáy biển cách đây 60.000 năm, tạo ra một dòng chảy bùn, cát cực lớn trên trái đất. Phát hiện này rất có ích trong việc thám hiểm đáy biển, tìm kiếm, khai thác dầu mỏ, khí đốt.

Các nhà khoa học lấy mẫu trầm tích. (Ảnh: Noc)

Vụ trượt lở đất này nằm ven biển tây bắc châu Phi, đổ ra đại dương ước tính khoảng 225 tỷ m3 trầm tích và có thể kéo dài trong nhiều ngày. Dòng chảy đất đá này kéo dài 1500km, bằng chiều dài từ Luân Đôn (Anh) đến Rome (Ý), trước khi lắng xuống.

Những con sóng khổng lồ đã đẩy xuống biển một lượng vật chất cực lớn, tương đương với toàn bộ đất cát, phù sa mà tất cả các con sông trên thế giới đổ ra biển trong vòng mười năm. Sau khi các khối đất đá từ vụ trượt lở tan rã, cát và bùn trôi lơ lửng hàng trăm km trong nước, mà không hề lắng đọng trên đáy biển.

Tiến sĩ Peter Talling, trường đại học Bristol (Anh) cho biết: Trường hợp này cũng giống như các vụ mưa tuyết, tuyết rơi thẳng xuống từ các đám mây khổng lồ. Một sự chênh lệch về độ dốc nhỏ dưới đáy biển (từ 0,05- 0,01 độ) đã khiến dòng chảy này dồn đống lại. Dòng chảy này rộng đến 150km, dàn kín đáy biển.

Tiến sĩ Peter Talling nói: “Căn cứ vào độ dài của dòng chảy và khối lượng vật chất nó cuốn đi, có thể thấy, độ lớn của nó tương đương với nhiều vụ phun trào núi lửa".

Từ việc phân tích các mẫu trầm tích lấy từ đáy biển tây bắc châu Phi, các nhà khoa học đã phát hiện được dòng chảy nói trên. Hiểu được nguyên nhân và diễn biến của những dòng chảy hiếm gặp như thế này có thể giúp ích nhiều trong việc khám phá đáy biển. 

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News