Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn "nạn nhân" để hút máu

Một nhóm nhà nghiên cứu tại ĐH Princeton (Mỹ) và ĐH Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU) đã xác định được cơ chế chọn “nạn nhân” để hút máu của loài muỗi bằng cách sử dụng mùi hương, hãng Sputnik đưa tin ngày 16-5.

“Chúng tôi đã tìm ra cách mà muỗi có thể phân biệt mùi hương của người và các loài động vật khác” - ông Rickard Ignell - nhà nghiên cứu về sinh thái hóa học, GS trường SLU và là thành viên của nhóm nghiên cứu - cho biết.

Muỗi dường như có những sở thích khác nhau đối với con người và động vật, nhưng con người chưa bao giờ hiểu được tại sao và làm thế nào chúng có thể phân biệt chính xác giữa hai loài này.

Và với sự trợ giúp của các mẫu mùi từ con người và các loài động vật khác nhau, nhóm nghiên cứu đến từ Mỹ và Thụy Điển đã có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.

Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn nạn nhân để hút máu
Muỗi biết cách phân biệt giữa người và các loài động vật khác thông qua mùi hương. (Ảnh: SPUTNIK)

Tuy nhiên, phần khó khăn mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt chính là việc mùi hương của con người bao gồm hàng trăm chất khác nhau, và có những chất, mặc dù với tỷ lệ hơi khác một chút, lại có thể được tìm thấy trong hầu hết các mùi hương của các loài động vật có vú.

Ngoài ra, không có chất nào trong số này vốn có tính hấp dẫn đối với muỗi, vì vậy thách thức của nhóm nghiên cứu là làm sao có thể xác định chính xác hỗn hợp các chất mà muỗi sử dụng để nhận biết mùi của con người.

Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã thu thập các mẫu mùi từ người và động vật (bao gồm chó, chuộc hamster, chuột nhắt, cừu và chim cút), và phân tích các “cấu trúc mùi” này xem chúng được cấu tạo giống và khác nhau như thế nào.

Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn nạn nhân để hút máu
Một con muỗi với bụng căng tràn đầy máu của nạn nhân. (Ảnh: GOOGLE)

Nhóm chuyên gia cũng phát triển các công cụ có thể hình dung các mô hình hoạt động trong não của muỗi, nơi xử lý các xung thần kinh từ tất cả các thụ thể mùi mà muỗi cái có trên râu của chúng.

Theo nhóm nghiên cứu, muỗi có một khu vực đặc biệt trong não, được kích hoạt bất cứ khi nào chúng cảm nhận được mùi của con người.

“Phần não muỗi được kích hoạt khi bị kích thích với mùi hương của con người sẽ khác với phản ứng khi chúng bị kích thích với mùi hương của động vật” - ông Ignell giải thích.

Theo ông, trong khi một số loài muỗi không biết chúng hút máu của ai và có thể làm gì với hầu như bất kỳ loài máu nóng nào, một số loài muỗi đã phát triển một “hệ thống định vị” cực kỳ chính xác để hút máu người.

Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn nạn nhân để hút máu
Muỗi có một khu vực đặc biệt trong não, được kích hoạt bất cứ khi nào chúng cảm nhận được mùi của con người. (Ảnh: GOOGLE)

Khám phá mới về hoạt động não của muỗi có thể đưa các nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến việc tìm ra các biện pháp chống lại các bệnh nguy hiểm và có khả năng gây chết người do muỗi gây ra, chẳng hạn như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng da, những bệnh vẫn còn ảnh hưởng đến hàng triệu người cho tới nay.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một hỗn hợp hương thơm được thiết kế để kích hoạt mô hình hoạt động cụ thể tương tự trong não muỗi giống như mùi hương thực sự của con người.

Do đó, phát hiện mới này cũng có thể tạo cơ sở cho việc phát triển các hỗn hợp hương thơm mới có thể được sử dụng làm các biện pháp theo dõi và kiểm soát muỗi, do đó giúp chống lại các bệnh do muỗi gây ra.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?

Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Đăng ngày: 17/05/2022
Sự thật về

Sự thật về "cây thần Tây Tạng 400 năm nở hoa 1 lần"

Các nhà khoa học về thực vật đã chỉ ra điểm bất hợp lí trong các bài đăng liên quan đến loài cây khổng lồ ở Himalaya.

Đăng ngày: 16/05/2022
Loại cây mọc dại ở Việt Nam, tuy có độc nhưng dân Trung Quốc vẫn mua ăn với giá trên trời

Loại cây mọc dại ở Việt Nam, tuy có độc nhưng dân Trung Quốc vẫn mua ăn với giá trên trời

Hoa quả nhập khẩu như cherry thường chỉ có giá 400.000 - 700.000 VNĐ/kg, vậy mà có một loại cây mọc đầy ở nông thôn Việt Nam đang được bán giá trên trời làm rau ăn tại Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/05/2022
Cận cảnh cây đu đủ cao gần bằng tòa nhà 5 tầng lập kỷ lục thế giới

Cận cảnh cây đu đủ cao gần bằng tòa nhà 5 tầng lập kỷ lục thế giới

Cây đu đủ cao bằng tòa nhà 5 tầng lập kỷ lục thế giới khiến nhiều người choáng váng.

Đăng ngày: 11/05/2022
Nếu bạn thả một con kiến rơi từ tầng 63 xuống đất, liệu nó có chết không?

Nếu bạn thả một con kiến rơi từ tầng 63 xuống đất, liệu nó có chết không?

Câu trả lời phụ thuộc vào vận tốc cuối của cú rơi tự do.

Đăng ngày: 09/05/2022
Loài gián đang hình thành những đột biến giúp chúng kháng lại thuốc xịt côn trùng

Loài gián đang hình thành những đột biến giúp chúng kháng lại thuốc xịt côn trùng

Loài gián Đức đang trở thành một mối lo khi chúng có khả năng biến đổi cơ thể để thích nghi và sống sót khi phải đối mặt với các loại thuốc trừ sâu.

Đăng ngày: 09/05/2022
Món

Món "nước dừa" lạ lẫm chảy ra từ thân cây bạch dương, thức uống được ưa chuộng ở Phần Lan

Chị Thúy đã cùng chồng con trải nghiệm một chuyến đi chơi trong rừng bạch dương. Và lần đầu tiên trong đời chị được nếm hương vị lạ lẫm chảy từ thân cây ra.

Đăng ngày: 03/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News