Phát hiện đột phá về Dracula của đời thực - rùng rợn hơn tiểu thuyết
Các nhà khoa học tuyên bố đã trích xuất thành công phân tử sinh học lịch sử từ bức thư năm 1475 của Vlad Dracula, nhân vật có thật mà tiểu thuyết gia Bram Stoker đã hình tượng hóa thành Bá tước Dracula.
Một bức chân dung bạo chúa Vlad Dracula trong đời thực.
Vlad the Impaler, còn được gọi là Vlad Dracula hay Vlad III là người cai trị của Wallachian (một vùng đất lịch sử của Rumani) từ năm 1448 đến 1477, gây kinh hoàng hơn cả nhân vật bá tước ma cà rồng trong tiểu thuyết vì các trò tra tấn và tàn sát dã man với kẻ thù, còn có biệt danh là "bạo chúa xiên người".
Tuy tư liệu lịch sử về ông khá nhiều nhưng vì chưa xác định được mộ phần, bức tranh về "Dracula của đời thực" vẫn nhuốm màu bí ẩn. Nhưng giờ đây, 500 năm sau ngày Dracula qua đời, hai nhà hóa học lịch sử người Kazashstan - Gleb và Svetlana Zilberstein - tuyên bố đã trích xuất thành công vật liệu di truyền của Vlad III.
Theo Daily Mail, bước đột phá này này nhờ vào bức thư đề ngày 4-8-1475 mà một người đàn ông đã tự mô tả mình là "hoàng tử của Transalpine" thông báo với người dân thị trấn Sibiu rằng ông ta sẽ đến sống ở làng của họ. Dưới thư ký cái tên gây kinh hoàng: Vlad Dracula.
Nói với The Guardian, ông Gleb Zilberstein cho biết rằng các phân tử họ tìm thấy ổn định hơn DNA và cung cấp thông tin tốt hơn về điều kiện môi trường, sức khỏe, lối sống, dinh dưỡng của con người lịch sử mà chúng thuộc về.
Nghiên cứu vẫn tiếp diễn và họ hy vọng rằng các phân tử này sẽ giúp khắc họa một chân dung đầy đủ hơn về nhân vật đặc biệt này.
Trước đó hai nhà nghiên cứu này cũng trích xuất được một số vật liệu di truyền từ bản thảo cuốn The Master and Margarita của nhà văn Liên Xô Mikhail Bulgakov và tìm thấy dấu vết của morphine và protein liên quan đến bệnh lý thận, chứng tỏ nhà văn đã viết nó khi dùng thuốc giảm đau cho bệnh thận.
- Quét radar xuyên đất lâu đài từng giam giữ "Bá tước Dracula"
- Ở quê hương của Dracula, đến cả nhà cửa cũng khiến người ta lạnh gáy!
- Trung Quốc bàn giao bể chứa dầu nổi nặng 32.000 tấn