Quét radar xuyên đất lâu đài từng giam giữ "Bá tước Dracula"
Công nghệ quét radar xuyên đất sẽ giúp nhóm nghiên cứu khám phá nền móng lâu đài được cho là nơi giam giữ vị bá tước có biệt danh Dracula.
Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cấu trúc lớp nền bên dưới lâu đài Corvin ở Transylvania, Romania, để có thể dễ dàng trùng tu kiến trúc lâu năm này bằng phương pháp quét radar, theo Live Science. Lâu đài Corvin (còn gọi là Hunedoara hoặc Hunyadi) được cho là nơi giam giữ Bá tước Vlad Impaler xứ Wallachia đầu thế kỷ 15, người truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết kinh dị nổi tiếng Dracula do nhà văn Bram Stoker năm 1897.
Lâu đài Corvin ở Romania. (Ảnh: iStock).
Ban đầu, lâu đài Corvin được thiết kế theo lối pháo đài thời Trung cổ từ thế kỷ 14. Tới thế kỷ 15, nơi này được sửa thành lâu đài, theo trưởng nhóm nghiên cứu Isabel Morris đến từ Đại học Princeton ở New Jersey, Mỹ. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 12/12 tại cuộc gặp thường niên của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ.
Vào thế kỷ 15, Bá tước Vlad Impaler (thường được biết đến với tên Bá tước khát máu Dracula) bị giam giữ 7 năm trong ngục tối sau khi bị tướng John Hunyadi (Ioan de Hunedoar) của quân Hungary phế truất vào năm 1462. Vị tướng này chính là người đầu tiên giám sát hoạt động mở rộng lâu đài. Sau đó, lâu đài được mở rộng thêm hai lần nữa vào thế kỷ 15 và 17.
Do lâu đài Corvin được trùng tu và tôn tạo nhiều lần cũng như xuống cấp theo thời gian, các nhà khảo cổ học không thể chắc chắn về cấu trúc nguyên bản của nó. Tòa lâu đài là kết quả tổng hòa kiến trúc từ các gian đoạn lịch sử khác nhau. Tại đây cũng diễn ra nhiều dự án khảo cổ, tuy nhiên, những bản đồ về lâu đài không thống nhất và nhiều hồ sơ bị thất lạc đặt ra thách thức cho các nhà khoa học ngày nay. Bởi vậy, Morris và đồng nghiệp lựa chọn phương pháp sử dụng công nghệ radar xuyên đất (GPR) để tiến hành khảo sát.
"Để thực hiện tốt việc cải tạo tòa lâu đài, chúng tôi cần hiểu rõ về công trình. Với công nghệ quét radar, các nhà nghiên cứu có thể mô phỏng cấu trúc của tòa nhà trong giai đoạn thế kỷ 17. Ngoài ra, công nghệ này cũng giúp xác định phần nào của tòa lâu đài nằm trên tầng đá nền tự nhiên, phần nào do con người xây dựng. Những việc trên sẽ góp phần vào công tác bảo tồn công trình", Morris chia sẻ.
Hiện nay, một phần của lâu đã được trùng tu, trong đó có phòng tra tấn ở phía dưới lâu đài với mô hình nạn nhân bị trói và treo trên trần nhà nhưng các nhà nghiên cứu chưa biết căn buồng đó có phải là nơi từng giam giữ Vlad Impaler hay không.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
