Phát hiện đường hầm lát gỗ bí mật xây từ thế kỷ 19
Nhóm khảo cổ vừa phát hiện thấy một đường hầm bí mật bằng gỗ khi các công nhân đào đất để xây dựng tuyến đường tàu mới tại nhà ga xe lửa ở thành phố Copenhagen, Đan Mạch.
Theo các nhà khoa học đến từ bảo tàng Copenhagen, đó là một đường hầm nằm ở độ sâu 6m, với chiều rộng và chiều cao khoảng một mét. Trước mắt, họ mới khai quật khoảng 3m đường hầm và chưa rõ chiều dài của nó là bao nhiêu. Ban đầu, nhóm khảo cổ cho rằng một phần của đoạn đường có từ cuối những năm 1800.
Đường hầm bí mật nằm ở độ sâu khoảng 6m dưới lòng đất
"Có vẻ như đường hầm bị những bức tường của nhà ga Østerport cắt ngang, trong khi nửa kia vẫn tiếp tục nằm bên dưới của phố Østbanegade. Chúng tôi chưa rõ nó kết thúc ở đâu hay còn tiếp tục kéo dài thêm. Đó là một bí ẩn cần tiếp tục nghiên cứu thêm", ông Christian Andreas Flensborg, một thành viên trong nhóm khảo cổ tại bảo tàng Copenhagen, cho biết.
Đường hầm bằng gỗ này được cho là xây dựng bí mật từ thế kỷ 19
Sau khi phân tích chất lượng gỗ của đường hầm, nhóm nghiên cứu xác định đó là một cây bị đốn hạ vào khoảng năm 1874. Bên cạnh đó, phương pháp xây dựng kiểu đường hầm này từng xuất hiện trong việc thiết kế các đường hầm ở mặt trận phía tây trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918).
"Thật kỳ lạ khi có một đường hầm bí mật nằm dưới lòng thành phố mà không ai biết tới. Việc xây dựng chắc hẳn cũng phải bí mật. Đây là một phần của lịch sử quân sự thành phố Copenhagen", nhà khảo cổ Flensborg nhận định.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
