Phát hiện gen đột biến Eibi1 ở cây lúa mạch hoang dã

Các nhà nghiên cứu tại Đại học tổng hợp Haifa, Ixrael, đã phát hiện gen đột biến ở cây lúa mạch hoang dã mọc ở sa mạc Judean, Israel, phát hiện này là tiền đề cho một nghiên cứu quốc tế nhằm giải mã sự tiến hóa của sự sống trên phạm vi toàn cầu.

Kết quả của nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí PNAS.

"Cuộc sống trên trái đất bắt đầu từ nước, và thực vật cũng đã vượt ra khỏi nước để sống trên cạn, chúng phải phát triển màng biểu bì để kềm chế sự bay hơi và mất nước. Trong nghiên cứu, chúng tôi khám phá ra gen mới hoàn toàn cùng với những gen khác góp phần tạo nên màng biểu bì này," theo giáo sư Eviatar Nevo, làm việc tại Viện Tiến hóa, Đại học tổng hợp Haifa, Irael, người tham gia vào nghiên cứu.


Cây lúa mạch hoang dã

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 bởi tiến sĩ tập sự Guoxiong Chen, tại Đại học tổng hợp Haifa, Irael, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Eviatar Nevo. Guoxiong Chen đã tìm thấy gen đột biến của cây lúa mạch hoang dã ở sa mạc Judean, Irael, nhỏ hơn đáng kể so với gen của các lúa mạch hoang dã khác. Các nhà khoa học nhận thấy gen đột biến này gây nên sự gia tăng tình trạng mất nước một cách bất thường ở cây lúa mạch hoang dã, bởi vì nó tạo ra sự gián đoạn trong quá trình hình thành lớp vỏ sừng của cây lúa mạch, lớp vỏ sừng này được tiết ra từ các tế bào biểu bì và là một thành phần trong lớp biểu bì của cây lúa mạch, vốn có tác dụng làm giảm sự bay hơi và ngăn ngừa sự mất nước.

Sau đó Guoxiong Chen đã trở về Trung Quốc để nhận học vị giáo sư, trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về lúa mạch hoang dã ở sa mạc Judean, Irael, với một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Israel. Sau khoảng 8 năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một gen mới góp phần vào việc sản xuất ra lớp vỏ sừng, được tìm thấy trong tất cả các cây trồng trên đất liền, nhưng gen này lại hoặc là không tồn tại hoặc hiện diện với một số lượng nhỏ trong thực vật thủy sinh. Chen đã đặt tên cho gen mới này là gen Eibi1, để tỏ lòng biết ơn đối với người thầy của mình, là Giáo sư Eviatar Nevo.

"Là một trong các gen đóng góp vào tình huống thực tế của cuộc sống trên đất như chúng ta biết ngày nay. Nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình thích ứng của thực vật thủy sinh đã trải qua đời sống trên mặt đất," theo Giáo sư Eviatar Nevo. Gen đột biến đóng vai trò quan trọng không những trong nghiên cứu về sự tiến hóa, mà nó còn có giá trị trong việc nghiên cứu phát triển các loại ngũ cốc trong tương lai, "một khi chúng tôi hoàn toàn hiểu được cơ chế đằng sau việc tạo ra lớp vỏ sừng và khám phá ra các biến thể di truyền của gen Eibi1, chúng tôi có thể thúc đẩy sự hình thành lớp biểu bì ở các loài lúa mì và lúa mạch làm cho chúng có khả năng chống mất nước và bền bỉ hơn trong điều kiện đất đai khô hạn. Tăng cường gen di truyền của cây trồng giúp chúng bền bỉ hơn trong điều kiện khô hạn và nước mặn, có thể giúp thúc đẩy sản xuất lương thực trên phạm vi toàn cầu," Giáo sư Eviatar Nevo kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News