Phát hiện hài cốt 5.000 năm tuổi của quý bà Bietikow bị hỏng răng

Hàm răng mòn nghiêm trọng của người phụ nữ thời Đồ Đá mới hé lộ chế độ ăn gồm nhiều đồ xơ và cứng, trong đó có các loại hạt.

Các nhà nghiên cứu phát hiện hài cốt của một người phụ nữ thời kỳ Đồ Đá mới gần làng Bietikow, Uckermark, đông bắc nước Đức, trong cuộc khảo sát trước khi lắp đặt các turbine gió, Phys hôm 6/11 đưa tin. Hài cốt được đặt tên là "Quý bà Bietikow", chôn với tư thế ngồi xổm, một trong những hình thức chôn cất cổ xưa nhất.


Hài cốt Quý bà Bietikow được phát hiện ở đông bắc nước Đức. (Ảnh: Phys).

Phân tích cho thấy Quý bà Bietikow khoảng 30 - 45 tuổi và chết cách đây hơn 5.000 năm. Như vậy, người phụ nữ này sống cùng thời với "Người băng Oetzi" nổi tiếng. "Quý bà Bietikow có thể sánh Oetzi về niên đại", nhà khảo cổ Philipp Roskoschinski cho biết.

Năm 1991, hai nhà leo núi tìm thấy Oetzi trên dãy Alps ở vùng ranh giới giữa Áo và Italy. Hài cốt trong tình trạng đặc biệt tốt, các cơ quan, da và thành phần hữu cơ khác vẫn nguyên vẹn. Thậm chí các nhà nghiên cứu còn quan sát được người đàn ông này đã ăn gì vài giờ trước khi chết.

Quý bà Bietikow chỉ còn xương và vài mảnh quần áo, nhưng nhóm chuyên gia vẫn có thể tìm ra một số chi tiết về cuộc sống của người phụ nữ này. Thời Đồ Đá mới, con người lần đầu đưa ngũ cốc vào chế độ ăn vì chúng dễ bảo quản hơn thịt và cũng có thể dùng như một công cụ thanh toán, theo nhà nhân chủng học Bettina Jungklaus.

Tuy nhiên, điều này khiến sức khỏe chung của con người giảm sút. Răng của Quý bà Bietikow bị mòn, thậm chí khuyết vài chỗ. "Bề mặt răng bình thường phủ men, nhưng ở đây, răng đã mòn nghiêm trọng. Điều này cho phép chúng tôi kết luận rằng chế độ ăn của Quý bà Bietikow có thể gồm nhiều đồ xơ và cứng. Có một số loại hạt khiến răng chúng ta dễ dàng mòn đi", Jungklaus giải thích.

Nhóm nghiên cứu chưa rõ tình trạng răng của Quý bà Bietikow có phải là biểu hiện của một căn bệnh, thậm chí khiến người phụ nữ này mất mạng hay không. Họ hy vọng sẽ tìm được thêm thông tin về cuộc sống của Quý bà Bietikow, bao gồm việc người này sống tại Uckermark hay từ nơi khác di cư đến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News