Phát hiện hài cốt "Công chúa ngủ trong rừng" 2.000 năm tuổi ở Ethiopia

Các chuyên gia còn phát hiện vô số đồ trang sức quý giá được chôn cùng bộ hài cốt đẹp lấp lánh này.

  • Phát hiện bộ hài cốt "ôm nhau không rời" suốt 6.000 năm
  • Tìm thấy hài cốt vua Anh nằm dưới bãi đậu xe

Phát hiện hài cốt 2.000 năm tuổi ở Ethiopia

Tại thành phố cổ Aksum (Ethiopia), các nhà khảo cổ học mới đây phát hiện ngôi mộ của phụ nữ 2.000 năm tuổi được mệnh danh là "Sleeping Beauty" (Công chúa ngủ trong rừng) cùng vô số đồ trang sức, tạo tác tuyệt đẹp có niên đại từ thế kỷ I, II.

Những đồ trang sức được tạo tác công phu này bao gồm những chiếc vòng cổ làm từ hàng ngàn hạt màu, hạt thủy tinh Roman và bình nước hoa bằng thủy tinh.

Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ còn phát hiện bàn tay người phụ nữ 2.000 tuổi này đeo một chiếc nhẫn đồng tuyệt đẹp và được chôn cất cùng chiếc gương bằng đồng lớn.

Louise Schofield - cựu phụ trách bảo tàng Anh chia sẻ: "Người phụ nữ này được chôn cất bên cạnh một kho báu bằng đồng và cả những đồ trang điểm độc đáo như chì kẻ mắt".

Không những thế, quanh hài cốt của bà được rải khá nhiều hạt cườm chất lượng cao và phần áo cũng trang trí hạt đá. Điều này cho thấy, ở thời xưa, bà là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, có địa vị cao và được nhiều người yêu mến.

Các nhà khảo cổ cho rằng, với cách chôn cất công phu cùng nhiều đồ trang sức đi kèm như vậy, rất có thể người phụ nữ này là một nàng công chúa thời xưa.

Cách hài cốt không xa, các chuyên gia cũng phát hiện hai ly uống hoàn toàn nguyên vẹn và một chiếc cốc được thiết kế để chứa giọt nước mắt cuối cùng của người chết.

Việc tìm thấy một chiếc bình bằng đất sét có thể đã chứa thực phẩm, thức uống cho bà trước khi sang thế giới bên kia mở ra tia hi vọng cho các nhà nghiên cứu phân tích về thói quen ăn uống của người xưa. Hiện các chuyên gia tiếp tục phân tích và hi vọng sẽ tìm được nguyên nhân cái chết của bà.

Vương quốc Aksumite ở Ethiopia không phải là thần thoại mà thực sự là một cường quốc về thương mại. Nhờ tiếp cận được cả sông Nile lẫn các tuyến đường giao thương ở Biển Đỏ, thương mại của Aksum rất phát đạt. Vào thế kỷ I, phần lớn người Ethiopia nằm dưới quyền cai trị của Aksum.

Sức mạnh và sự thịnh vượng của Aksum cho phép họ mở rộng sang cả Ả Rập. Vào thế kỷ thứ III, một nhà triết học Ba Tư đã viết rằng Aksum là một trong 4 vương quốc lớn nhất thế giới, bên cạnh Rome, Trung Quốc và Ba Tư.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất