Vì sao bạn không thể ngửi được “mùi” của chính nhà mình?
Chắc hẳn bạn cũng đồng ý với tôi, rằng nhà ai ở mỗi thời điểm cũng có một mùi gì đó. Đó có thể là mùi của bánh mì đang nướng trong lòng, cũng có thể là mùi của một bó hoa tươi… hay thậm chí là mùi khi chú chó nhà bạn vô tình đánh… rắm! Nhưng bạn có nhận ra rằng, bản thân chính ngôi nhà của mình cũng có một cái "mùi" nào đó rất đặc trưng, không lẫn đi đâu được nhưng lúc nào cũng ở đó?
Bạn thậm chí chẳng bao giờ quan tâm hay để ý đến mùi của nơi mình đang ở. Tuy nhiên, khi đến nhà một người khác, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra một mùi rất khác, rất lạ khiến bạn không thể không thắc mắc. Đó có thể là mùi của những con mèo mà gia chủ nuôi, mùi xà phòng giặt hay mùi của tấm thảm mới mà họ vừa mua. Tất cả những mùi đó hoà trộn với nhau và tạo ra cái mùi "lạ" mà bạn nhận ra ngay khi bước vào đó.
Và bạn sẽ chỉ để ý đến mùi hương của nhà mình sau khi bạn đi đâu đó một khoảng thời gian - ý tôi là, một khoảng thời gian đủ lâu. Không phải là sau một ngày đi làm đâu nhé, mà ít nhất phải là một tuần.
Trong ngôi nhà, ở mỗi thời điểm đều có một mùi hương nào đó.
Sự thích ứng giác quan
Nguyên nhân đằng sau hiện tượng trên chính là khái niệm có tên gọi "sự thích ứng giác quan". Đó là cách mà khoa học giải thích sự "quen hơi" diễn ra một cách rất tự nhiên trong cơ thể chúng ta. Và điều này có thể thấy rõ nhất ở khứu giác - tức là giác quan cảm nhận mùi hương - hơn bất kỳ giác quan nào khác trên cơ thể (chẳng hạn như thính giác). Nhà nghiên cứu Pamela Dalton đến từ Trung tâm Hoá-Giác quan Monell đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về "sự thích ứng giác quan" này.
Bà và cộng sự cho rằng sự "thích ứng" tức là hiện tượng cơ thể giảm phản ứng trước một kích thích lặp đi lặp lại nào đó. Vì vậy, khi bạn ở nhà, mùi của căn nhà tràn ngập xung quanh bạn. Chúng chẳng biến mất đi đâu được. Thậm chí, chúng không chỉ lặp đi lặp lại xung quanh bạn đâu - mà bạn thậm chí còn đang như "bơi" giữa những mùi hương đó. Chính vì vậy, cơ thể bạn đã học cách thích ứng (hay thích nghi) với những mùi đó từ lúc nào không hay rồi.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt còn nằm ở chỗ, cơ thể chúng ta thích nghi với mùi hương thực sự rất nhanh. Dalton cho rằng, "chỉ sau vài hơi thở", bạn đã có thích nghi với một mùi hương nào đó rồi. Bạn sẽ dần cảm thấy mùi đó bớt rõ ràng đi và cuối cùng, bạn sẽ chẳng còn để ý đến sự tồn tại của chúng nữa. Đó là lý do bạn có thể ngay lập tức nhận ra mùi đặc trưng khi mới bước vào nhà một người bạn, nhưng chỉ sau một lúc ngồi nói chuyện, bạn chẳng còn nhận ra sự tồn tại của cái mùi ấy nữa.
Khả năng phát hiện mùi là một đặc tính quan trọng của cơ thể. Nó có thể cảnh báo cho bạn về những sự nguy hiểm đang diễn ra xung quanh, chẳng hạn như một con hổ đang đến gần bạn hay có một chất độc trong cốc của bạn. Hoặc mùi hương có thể mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu, chẳng hạn như mùi của bánh mì tươi hoặc bó hoa đang cắm trong nhà. Tuy nhiên, một khi não bộ của bạn đã đưa ra quyết định sẽ không uống cốc rượu độc hoặc sẽ ăn ổ bánh mì thơm ngon kia, thì bạn không cần những tín hiệu từ khứu giác truyền khẩn cấp đến não của mình nữa. Thay vào đó, mũi của bạn sẽ phải tiếp tục để ý và cảnh giác với những mùi hương mới khác. Đó chính là nguyên nhân của hiện tượng mà bạn bắt gặp trong đời sống thường nhật ở trên.
Làm thế nào để "làm mới" mùi hương trong ngôi nhà của bạn?
Có cả một ngành công nghiệp chuyên làm cho ngôi nhà của bạn có mùi dễ chịu hơn ở ngoài kia cơ mà. Nhưng trước khi bạn đạt đến "cảnh giới" của mùi thơm tuyệt diệu đó, thì tốt nhất, bạn nên kiểm tra kĩ và chắc chắn rằng những mùi "không thơm" trong nhà bạn không thực sự quá… tệ! Đặc biệt là những ngôi nhà cũ thường có những vấn đề sau đây:
- Nấm mốc.
- Nước tiểu của vật nuôi ngấm dưới sàn nhà.
- Một con gì đó đã "chết" trong hộc tường hay hành lang.
- Hệ thống ống dẫn bị bẩn.
Đó có thể chỉ là một vấn đề nhỏ, chẳng hạn như máy rửa bát lâu ngày cần lau rửa hay một chiếc khăn tắm đã bị mốc vì hơi ẩm của phòng tắm. Ngoài ra, nếu bạn muốn thay đổi cái mùi hương đang vương vấn trong nhà, có rất nhiều sản phẩm nến thơm hay máy phun tinh dầu có thể giúp bạn đó.

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?
Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?
Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?
Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?
Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".
