Loại quả nặng 10kg và dài một mét có thể rơi chết người

Quả cây xúc xích có nhiều ở châu Phi, có thể dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng từng khiến nhiều người tử vong vì rơi trúng đầu.

Cây xúc xích (Kigelia Africana) sở hữu một trong những loại quả kỳ lạ nhất thế giới thực vật. Tên gọi của cây được đặt theo hình dáng quả. Quả xúc xích rất lớn, có thể dài tới một mét, nặng 10kg và mất một năm mới chín. Việc ngồi dưới gốc cây không an toàn vì thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do bị quả xúc xích rơi trúng đầu.

Đối với người dân ở vùng này, Kigelia Africana là 1 loại quả thiêng, chúng có chiều dài hơn 1m và nặng tới 10kg, nếu rơi trúng vào người có thể khiến người đó tử vong ngay lập tức. Cũng vì lý do này mà người ta cảnh báo nếu trồng cây xúc xích làm bóng mát cần tính toán kỹ kẻo gây họa cho người đi đường.


Cây xúc xích trĩu quả ở châu Phi. (Ảnh: Dror Feitelson).

Loài cây này cùng họ với phượng tím, thường mọc gần sông suối và có thể cao đến 20m. Mỗi mùa xuân, nó nở hoa trong vài tuần. Hoa xúc xích đỏ rực, tỏa mùi hương hấp dẫn nhiều loài động vật. Chúng tỏa hương mạnh nhất vào ban đêm, thu hút dơi ăn quả, loài vật chính giúp cây thụ phấn.

Kigelia Africanaxuất hiện trong những nghi lễ truyền thống và được truyền tai là phương thuốc giúp cải thiện trong "chuyện ấy". Theo quan niệm của người dân bản địa, nếu lấy quả xúc xích treo trong nhà còn giúp tránh được bão gió, cuồng phong.

Thời gian để quả Kigelia Africana chín có thể lên tới 1 năm. Hoa của loại cây này có màu đỏ hoặc màu hạt dẻ, chúng nở trong vài tuần lễ của mùa xuân. Các chùm hoa treo trên cành cây có đặc tính giống hoa quỳnh ở Việt Nam, chỉ nở vào đêm và rụng xuống khi mặt trời mọc.

Tuy nhiên mùi của chúng thì không dễ chịu chút nào – loài hoa này có mùi của cá ươn. Vỏ của trái xúc xích là một thành phần quan trọng trong làm bia ở châu Phi vì chúng có tác dụng tăng tốc độ quá trình lên men. Ngoài ra, quả và lá cũng được dùng trong y học từ nhiều đời nay.

Quả chưa chín rất độc nếu cho người ăn. Khi chín, đây lại là chất gây nôn hiệu quả, thậm chí được dùng để nấu bia. Cách chế biến an toàn là đem phơi nắng rồi ủ với đường mía ít nhất 24 giờ, sau đó phơi khô lần nữa. Cuối cùng, cho quả vào thùng chứa đường và tiếp tục lên men 4 ngày. Nhiều loài ăn cỏ thích lá cây xúc xích, ví dụ như voi và linh dương kudu.

Quả xúc xích cũng là thức ăn của khỉ, nhím, hà mã, chim. Khi chúng rơi xuống rồi khô lại, bên trong sẽ có ruột mềm, dai, nhiều xơ và chứa đầy hạt. Hạt sẽ được rải đến nơi khác nhờ những loài thú như ngựa vằn hoặc hươu cao cổ ăn quả rồi thải ra.


Ruột mềm, nhiều xơ và chứa đầy hạt bên trong quả xúc xích. (Ảnh: Southworld).

Quả xúc xích được dùng làm thuốc và có nhiều công dụng, đặc biệt là điều trị các bệnh về da và kích ứng. Một biện pháp truyền thống để điều trị vết muỗi hoặc côn trùng đốt là thái quả, nấu sôi, để nguội và dùng nước để rửa vết đốt nhiều lần. Cách này giúp giảm tấy đỏ, loại bỏ cảm giác ngứa.

Kem từ cây xúc xích có thể điều trị Eczema, ung thư da và vảy nến. Nó cũng được dùng trong một số phương pháp làm đẹp và được coi là chất chống oxy hóa, chống lão hóa hiệu quả. Quả và một số bộ phận khác của cây còn có tác dụng điều trị sốt rét, đau đầu, thấp khớp và các bệnh đường ruột. Gỗ cây xúc xích cũng rất hữu dụng với khả năng chống nước và không dễ nứt gãy, có thể làm thuyền hoặc mái chèo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News