Tại sao một số vùng trên Trái đất lại xuất hiện hiện tượng "mưa máu"?
Lịch sử từng có những ghi chép rất sớm về hiện tượng "mưa máu". Nếu như trong văn học, các tác giả từng dùng hiện tượng này để báo trước những sự kiện xấu sắp xảy ra như cái chết và sự hủy diệt, thì ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng để giải thích.
Những cơn mưa có màu đỏ như máu từng xuất hiện xung quanh sa mạc Sahara - một trong những sa mạc lớn nhất thế giới nằm ở châu Phi.
Theo lời giải thích từ các nhà nghiên cứu, cát và bụi nâu do những cơn bão mang theo, trộn lẫn với giọt nước trong mây, khiến mưa có màu đỏ nâu.
Trận mưa có màu đỏ như máu ở Kerala, Ấn Độ.
Trong khi đó, tại Kerala (Ấn Độ), các bào tử tảo đỏ có tên Trentepohlia Annulata bị gió cuốn đi, trộn lẫn với các giọt nước mưa, gây ra mưa máu.
Còn tại khu vực Zamora (Tây Ban Nha), một loại tảo Haematococcus Pluvialis vướng vào những đám mây gây mưa. Chúng tạo ra loại sắc tố đỏ là astaxanthin, dẫn tới hiện tượng mưa máu.
Những trận "mưa máu" cũng được coi là "lời cảnh báo" của trái đất đối với con người. (Ảnh minh họa).
Những trường hợp ghi nhận mưa máu thường diễn ra tại các khu vực nhỏ, thời gian có thể khác nhau, đôi khi kéo dài trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, màu đỏ của nước mưa cũng có thể là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí.
Dù các nhà nghiên cứu từng nhiều lần khẳng định hiện tượng này không ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên huyền bí, nhưng đây vẫn được coi là "lời cảnh báo" của tự nhiên với con người.
- Tại sao chúng ta thường nhớ đến những ký ức tồi tệ lâu hơn?
- Vì sao người bất tài thường nghĩ mình giỏi?
- Thái y cũng là nam nhân, tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng khi phái họ đến hậu cung xem bệnh cho các phi tần?