Phát hiện hài cốt của 9 người Neanderthal bị linh cẩu tấn công

Các nhà khảo cổ Italy đã khai quật được xương của 9 người Neanderthal trong hang động Guattari cách thủ đô Rome khoảng 100km về phía đông nam.

Phát hiện hài cốt của 9 người Neanderthal bị linh cẩu tấn công
Những bộ hài cốt người cổ đại trong hang Guattari. (Ảnh: AP).

Theo phân tích từ các chuyên gia Cơ quan giám sát khảo cổ học Latina và Đại học Tor Vergata ở Rome, 9 bộ hài cốt bao gồm bảy nam giới, một nữ giới trưởng thành và một cậu bé. Bên cạnh 9 bộ xương trên, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tàn tích của tê giác, hươu, ngựa hoang, voi, linh cẩu và cả loài bò Aurochs - tổ tiên của bò nhà.

Từ các hộp sọ và xương hàm bị gãy, họ tin rằng những người này sống trong các khoảng thời gian khác nhau. Các bộ hài cốt có thể có tuổi đời từ 50.000 đến 68.000 năm trước, thậm chí là 100.000 năm tuổi, Guardian đưa tin ngày 9/5.

Phát hiện hài cốt của 9 người Neanderthal bị linh cẩu tấn công
Một trong số những người Neanderthal được tìm thấy trong hang động sống cách đây khoảng 100.000 đến 90.000 năm, và 8 người khác có niên đại khoảng 65.000 đến 50.000 năm trước. (Ảnh: Guardian).

“Bộ xương người là “kho lưu trữ thông tin” tuyệt vời về một chủng người: Từ tuổi tác, giới tính, chiều cao, gene, bệnh tật, chế độ ăn uống, cho đến số km mà một người đã đi, thậm chí là khả năng giải trí của họ”, Mauro Rubini - nhà nhân chủng học làm việc tại Bộ Văn hóa Italy nói với New York Times.

Các chuyên gia khẳng định những phát hiện tại hang động Guattari sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc trong việc nghiên cứu nét đặc trưng về ẩm thực của người Neanderthal. Phân tích sơ bộ từ cao răng nhận thấy chế độ ăn uống của họ rất đa dạng. Họ chủ yếu ăn ngũ cốc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của não bộ.

Phát hiện hài cốt của 9 người Neanderthal bị linh cẩu tấn công
Hình ảnh trực diện của hộp sọ phụ nữ và xương ngón cái ở bàn tay phải nằm trong số các di vật hóa thạch. (Ảnh: The Guardian).

Mario Rolfo, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Tor Vergata cho biết: “Đó là một phát hiện ngoạn mục. Có lẽ một trận động đất (làm đất đá rơi xuống) bịt kín hang động này trong hơn 60.000 năm, do đó bảo tồn nguyên vẹn những gì ở bên trong”.

Vào năm 1939, hang động Guattari đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng khảo cổ thế giới khi trong hang tìm thấy hộp sọ người Neanderthal. Hang động này càng tạo tiếng vang bởi luận điểm của nhà cổ học Alberto Carlo Blanc, người đầu tiên nghiên cứu tộc người Neanderthal và cho rằng họ đã tham gia vào nghi lễ ăn thịt đồng loại.

Tuy nhiên, luận điểm đã bị bác bỏ sau cuộc khai quật này.

Theo nhận định ban đầu của các nhà nghiên cứu, hầu hết người Neanderthal đã bị giết bởi linh cẩu và sau đó bị chúng kéo về hang động. Tuy nhiên, hiện tại chưa thể xác định chắc chắn liệu người Neanderthal đã bị giết bởi linh cẩu hay linh cẩu ăn thịt người Neanderthal sau khi họ chết vì những nguyên nhân khác.

Bộ trưởng Văn hóa Italy Dario Franceschini cho biết: “Đây là một khám phá phi thường mà cả thế giới sẽ nói về nó. Những phát hiện này sẽ làm phong phú thêm các nghiên cứu về người Neanderthal”.

Người Neanderthal sinh sống chủ yếu ở khu vực châu Âu-Á, từ bờ biển Đại Tây Dương đến vùng núi Ural - đường phân giới hai châu lục châu Âu và châu Á trong 260.000 năm cho đến khi biến mất khoảng 40.000 năm trước.

Năm 2020, các di vật và khảo cổ tìm thấy ở Bulgaria cho thấy người hiện đại và người Neanderthal đã có mặt cùng lúc ở châu Âu trong vài nghìn năm. Khoảng thời gian này đã giúp hai chủng người tương tác sinh học và giao lưu văn hóa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa thạch tiết lộ loài khủng long có sừng cổ xưa nhất

Hóa thạch tiết lộ loài khủng long có sừng cổ xưa nhất

Các nhà khoa học công bố phát hiện một loài khủng long ba sừng chưa từng được biết tới sống trong kỷ Phấn Trắng cách đây 82 triệu năm.

Đăng ngày: 13/05/2021
Khai quật hàng đống

Khai quật hàng đống "ve chai", hóa ra kho tiền cổ vô giá 2.300 tuổi

Những mảnh kim loại vỡ được khai quật tại nhiều quốc gia châu Âu vừa được xác định là một kho tiền cổ có giá trị lớn trong quá khứ lẫn hiện đại.

Đăng ngày: 13/05/2021
Đây mới là tình bạn bền vững nhất trên Trái đất: 250 triệu năm vẫn bên nhau không rời

Đây mới là tình bạn bền vững nhất trên Trái đất: 250 triệu năm vẫn bên nhau không rời

Huệ biển và hải quỳ đã làm bạn bè quấn quýt bên nhau từ hàng triệu năm qua, và mối quan hệ này vẫn đang tiếp diễn một cách êm đẹp.

Đăng ngày: 13/05/2021
Ai Cập phát hiện 250 lăng mộ niên đại 4.200 năm tại tỉnh Sohag

Ai Cập phát hiện 250 lăng mộ niên đại 4.200 năm tại tỉnh Sohag

Bộ Cổ vật Ai Cập ngày 11/5 cho biết các lăng mộ trên gồm một số có một giếng hoặc một vài giếng và các lăng mộ khác có hành lang dốc kết thúc với một căn phòng chôn cất.

Đăng ngày: 12/05/2021
Nạo vét hồ, thợ lặn vô tình phát hiện bí mật 3.000 năm tuổi dưới lớp bùn dày

Nạo vét hồ, thợ lặn vô tình phát hiện bí mật 3.000 năm tuổi dưới lớp bùn dày

Trong nhiều thế kỷ, hồ Lucerne ở Thụy Sĩ đã che giấu một bí mật bất ngờ. Bên dưới mặt nước trong xanh, một ngôi làng thuộc thời kỳ đồ đồng đã lặng lẽ bị chôn vùi trong lớp bùn dày cho đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 12/05/2021
Tìm thấy cánh bướm ép trong sách nguyên vẹn 400 năm

Tìm thấy cánh bướm ép trong sách nguyên vẹn 400 năm

Một thử thư ở Đại học Cambridge tìm thấy con bướm với màu sắc tươi tắn ép trong quyển sách cổ in vào thế kỷ 17.

Đăng ngày: 12/05/2021
Uy lực sấm sét của

Uy lực sấm sét của "nỏ thần" nhà Tần: Tầm bắn vượt xa AK47, giúp Tần Vương "bình thiên hạ"

Tháng 2 vừa qua, các nhà khảo cổ tuyên bố họ đã phục dựng xong một cổ vật quý giá trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Đăng ngày: 12/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News