Phát hiện hài cốt voi ma mút với các mô mềm và lông

Theo thông cáo báo chí của Đại học Liên bang Đông Bắc (Nga), trong một cuộc thám hiểm chung với các đồng nghiệp Nhật Bản ở Đại học Kindai, các nhà khoa học của 2 trường cùng công ty Fuji TV đã tìm thấy ở vùng Verkhoyansk, Đông Bắc Yakutia hài cốt của một con voi ma mút với các mô mềm và lông.

Cụ thể, các chuyên gia của Viện sinh thái học thực nghiệm phương Bắc và Đại học Kindai của Nhật Bản tìm thấy một bộ xương không hoàn chỉnh của một con voi ma mút vào ngày 12/8 ở hạ lưu sông Jan trong vùng Yunyugen, nơi có cái cái gọi là "nghĩa địa voi ma mút". Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục cuộc khai quật và không có chi tiết khác về tìm kiếm cho đến khi đoàn thám hiểm trở về làng Batagay.

Phát hiện hài cốt voi ma mút với các mô mềm và lông
Các nhà khoa học Nga và Nhật vẫn tiếp tục khai quật nơi tìm thấy hài cốt của voi ma mút - (Ảnh: Đại học Liên bang Đông Bắc (Nga)).

Trước đó, vào tháng 9/2017 tại Hội nghị quốc tế lần thứ VII về voi ma mút và các loài họ hàng của voi ma mút tại Đài Loan, nhà nghiên cứu Gavril Novgorodov thông báo rằng, vùng Yunyugen với "nghĩa địa voi ma mút" có nhiều hứa hẹn nhất ở Yakutia cả về số lượng xương và các thành phần hoàn chỉnh nhất của động vật hóa thạch của Pleistocen muộn.

Theo các nhà khoa học, tại đây có hố thermokarst Batagaika là một hố sụt rỗng rất lớn hình thành do lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy. Ngày này do nhiệt độ Trái đất ngày càng ấm lên khiến lớp đất bề mặt và bên dưới miệng hố Batagaika sụp xuống. Việc nghiên cứu các lớp trầm tích ở đây đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra nhiều thông tin hữu ích về những biến đổi trong quá khứ.

Cũng theo thông cáo báo chí của Đại học Liên bang Đông Bắc, trước cuộc thám hiểm này, các nhà khoa học đã phát hiện tại hố thermokarst Batagaika một con ngựa 3 tháng tuổi hóa thạch có tuổi khoảng 30-40 ngàn năm. Phát hiện mới này sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một cái nhìn sâu sắc và duy nhất về sự phát triển của loài ngựa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dù không ăn đường, uống nước có ga nhưng người cổ đại vẫn bị sâu răng?

Dù không ăn đường, uống nước có ga nhưng người cổ đại vẫn bị sâu răng?

Sâu răng và hư tổn men răng là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay của chúng ta về răng, nhưng người cổ đại khi không có chế độ ăn uống như chúng ta cũng mắc những vấn đề này.

Đăng ngày: 24/08/2018
Các nhà khảo cổ phát hiện bộ xương tổ tiên của loài rùa

Các nhà khảo cổ phát hiện bộ xương tổ tiên của loài rùa

Các nhà khoa học đã tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc bộ xương một loài bò sát bất thường, cho phép tìm hiểu về loài rùa đầu tiên trên Trái đất.

Đăng ngày: 24/08/2018
Phát hiện kho báu chứa tiền vàng

Phát hiện kho báu chứa tiền vàng "cực kỳ có giá trị" bên bờ Biển Đen

Các nhà khảo cổ Bulgaria vừa phát hiện một kho báu chứa 957 đồ tạo tác quý giá tại Pháo đài Kaliakra bên bờ Biển Đen.

Đăng ngày: 23/08/2018
Phát hiện mới về ngôi đền cổ Chavín de Huántar 3000 năm tại Peru

Phát hiện mới về ngôi đền cổ Chavín de Huántar 3000 năm tại Peru

Ngày 21/8, các nhà khảo cổ Peru và Mỹ thông báo đã phát hiện một mê cung mới dẫn vào 3 phòng trưng bày ngầm tại ngôi đền cổ Chavín de Huántar có niên đại 3.000 năm.

Đăng ngày: 22/08/2018
Người sống cách đây 13.600 năm, cổ nhất châu Mỹ trông như thế này?

Người sống cách đây 13.600 năm, cổ nhất châu Mỹ trông như thế này?

Công nghệ phục dựng 3D đã hé lộ khuôn mặt người phụ nữ cổ xưa từng sống ở châu Mỹ cách đây 13.600 năm.

Đăng ngày: 22/08/2018
3 quái vật khổng lồ thời tiền sử có thể tồn tại đến ngày nay

3 quái vật khổng lồ thời tiền sử có thể tồn tại đến ngày nay

Những quái thú thời tiền sử tương tự như cá mập khổng lồ megalodon dài 30 mét có thể vẫn còn sống trên Trái đất ngày nay, theo các giả thuyết.

Đăng ngày: 20/08/2018
Tìm thấy hóa thạch cổ xưa nhất Trái đất

Tìm thấy hóa thạch cổ xưa nhất Trái đất

Nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phân tích những khối đá nhỏ vốn được khai quật từ 5 năm trước, ở Strelley Pool, Pilbara (miền Tây nước Úc).

Đăng ngày: 20/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News