Phát hiện hàng chục xác ướp 2.000 năm tuổi ở Ai Cập
Các nhà khảo cổ học Ba Lan vừa khai quật được một bộ sưu tập xác ướp 2.000 năm tuổi trong các cuộc khai quật ở một nghĩa địa lớn ở Saqqara, miền bắc Ai Cập.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng lô xác ướp đầu tiên đào được mùa trước rất khiêm tốn, dường như chỉ trải qua quá trình ướp xác cơ bản, quấn băng và đặt trực tiếp vào các hố được tìm thấy trên cát.
Các nhà khảo cổ mới phát hiện thêm hàng loạt xác ướp lâu đời tại Ai Cập.
Mặc dù các vật liệu hữu cơ được sử dụng để trang trí nơi chôn cất đã bị phân hủy nghiêm trọng theo thời gian, một chiếc quan tài bằng gỗ đã thu hút sự chú ý tăng lên nhờ một chiếc vòng cổ có màu sắc đẹp, cùng với một dòng chữ tượng hình được dán trên nắp.
Bên cạnh đó là phần trang trí không kém phần lôi cuốn đã tô điểm cho phần quan tài phủ lên bàn chân xác ướp.
"Có hai hình ảnh rất đẹp của Anubis nằm trong một màu xanh hoàn toàn khác thường", nhà nghiên cứu Kuraszkiewicz cho biết.
Chó rừng được xem là hiện thân của vị thần rất được tôn kính Anubis, có mối liên hệ với thế giới bên kia và thường được mô tả như một con chó hoặc một người đàn ông với đầu chó.
Các cuộc khai quật, ở phía tây của kim tự tháp ở Saqqara, đã được giáo sư Karol Mysliwiec khởi xướng hơn 20 năm trước như một phần của dự án toàn cầu được thực hiện bởi Trung tâm Khảo cổ Địa Trung Hải của Đại học Warsaw.
Các nhà khảo cổ học tin rằng, có hai khu vực nhiều xác ướp nằm ở phía tây của Kim tự tháp phức tạp Djoser - nơi an nghỉ cuối cùng cho các quý tộc địa phương bao gồm các nhà nguyện chôn cất gạch bùn và lăng mộ được khắc trên đá. Một khu khác dành cho người bình thường hoặc người nghèo, được phát hiện bên trên nghĩa địa cũ.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
