Phát hiện hàng trăm thùng chất thải phóng xạ nằm ngoài khơi bờ biển Mỹ
Một số nhà nghiên cứu lo ngại về khả năng hàng trăm thùng chất thải phóng xạ nằm trong con tàu sân bay mới được phát hiện dưới đáy đại dương, cách thành phố San Francisco, Mỹ, khoảng 50 km.
Phát hiện chất thải phóng xạ ngoài khơi bờ biển Mỹ
Cuộc thám hiểm của Cơ quan Đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) mới đây phát hiện tàu USS Independence ở độ sâu hơn 790 m so với mực nước biển ngoài khơi Farallon Islands, San Francisco. Đây là khu vực chính phủ liên bang từng thả gần 48.000 thùng chất thải phóng xạ mức thấp xuống biển trong giai đoạn 1946 - 1970.
USS Independence CVL-22 hoạt động ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II từ năm 1943 đến 1945. Năm 1946, nó trở thành một trong 90 tàu tham gia các vụ thử nghiệm bom nguyên tử Bikini Atoll. Bị phá hủy nặng nề, con tàu sau đó trở thành một phòng thí nghiệm khử hạt nhân đỗ tại xưởng đóng tàu Hải quân Hunters Point ở San Francisco. Hải quân Mỹ đưa lên tàu một số thùng chất thải phóng xạ và kéo ra biển, đánh đắm bằng hai đầu nổ ngư lôi.
Một số nhà khoa học lo ngại về lượng chất thải phóng xạ trên tàu USS Independence. (Ảnh: Reuters)
Việc phát hiện USS Independence hiện nay đặt ra vấn đề về sức khỏe và mối nguy về môi trường với các loài sinh vật sống quanh khu vực chứa chất thải phóng xạ Farallon Islands, nơi trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển.
James Delgado, quan chức NOAA, người dành hai năm qua nghiên cứu về tàu đắm ở quanh Khu bảo tồn biển của San Francisco (Gulf of the Farallones National Marine Sanctuary), nghi ngờ hàng trăm thùng chất thải phóng xạ có thể vẫn ở trong tàu Independence. Tuy nhiên, ông không cho rằng chúng gây nguy hại đến môi trường hay sức khỏe cho con người. Những thùng chất thải này được đổ đầy bê tông và đóng kín trong động cơ của tàu và các phòng điều khiển, nơi có các bức tường bằng thép dày, ông nói.
Đại dương cũng đóng vai trò như một vùng đệm tự nhiên cho chất phóng xạ, theo Kai Vetter, một giáo sư về hạt nhân ở Đại học Kai Vetter, người hỗ trợ nghiên cứu. Vetter nhấn mạnh rằng các địa điểm bị nhiễm ở quy mô nhỏ nên không ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn ở phạm vi rộng hơn.
Tuy nhiên, Quentin Kopp, một nhà lập pháp đã về hưu, người từng thúc đẩy việc nghiên cứu chất phóng xạ ngoài khơi Bắc California, cho rằng câu hỏi của ông về những rủi ro của chất thải hạt nhân với con người và sinh vật biển vẫn chưa được trả lời.
"Nếu được bầu lại là một nhà lập pháp, của bang hoặc của quốc gia, tôi sẽ đưa vấn đề này ra bàn thảo", ông Kopp nói.
Vetter thì hy vọng có thể thu thập các mẫu từ USS Independence để nghiên cứu tác động của phóng xạ lên kim loại trong năm tới. Tuy nhiên, Delgado cho biết hiện không có kế hoạch nào nghiên cứu chiếc tàu chìm.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
