Phát hiện hành tinh khổng lồ với quỹ đạo kỳ quặc
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh với quỹ đạo “không giống ai”, di chuyển quanh sao trung tâm giống như một sao chổi thay vì như những hành tinh khác.
HR 5183 b là một hành tinh khí khổng lồ, với khối lượng lớn gấp 3 lần sao Mộc, đang xoay quanh một ngôi sao giống mặt trời gọi là HR 5183 cách Trái đất 103 năm ánh sáng.
Nó không có quỹ đạo kiểu elip thường thấy ở đa số hành tinh. Thay vào đó, HR 5183 b lại di chuyển trên một quỹ đạo elip dài, với sao trung tâm ở phía đối diện của hình bầu dục, theo arXiv.
Mô hình ghép quỹ đạo HR 5153 b vào Hệ Mặt trời. (Ảnh: Đài quan sát W.M.Kech).
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Trái đất tìm được hành tinh có quỹ đạo kỳ quặc đến thế. Nếu HR 5183 b là một thành viên trong Hệ Mặt trời, nó sẽ đến gần Mặt trời hơn sao Mộc và lui ra xa hơn cả quỹ đạo Hải Vương tinh.
Bởi vì “phong cách” di chuyển quá kỳ dị, HR 5183 b mất khoảng 74 năm mới hoàn tất quỹ đạo quanh sao trung tâm, di chuyển trên quãng đường tương được 30 đơn vị thiên văn, theo tác giả cuộc nghiên cứu Sarah Blunt của Đại học Harvard (Mỹ).
Có thể nói các nhà thiên văn học đã vô cùng may mắn khi có thể phát hiện hành tinh đặc biệt này.
Sao chổi có thể thay đổi quỹ đạo hình cầu khi chúng tiến gần các thiên thể lớn hơn trong hệ mặt trời, và các nhà nghiên cứu cho rằng điều tương tự đang xảy ra đối với HR 5183-b.
Nó có thể đến gần một hành tinh khác với kích thước tương đương và khi hai hành tinh đến đủ gần, tương tác lực hấp dẫn có thể đẩy HR 5183-b vào một quỹ đạo khác thường.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
