Phát hiện hiếm về xương người tiền sử

Một bộ xương người tiền sử mà các nhà khoa học vừa phát hiện ở Nam Phi có thể giúp chúng ta điền những thông tin còn thiếu vào khoảng trống trong câu chuyện tiến hóa của nhân loại. 

Phát hiện hiếm về xương người tiền sử

Hình minh họa chủng người Homo habilis. Giới khoa học cho rằng Homo habilis là chủng người hiện đại xuất hiện sớm nhất. Ảnh: SPL.


Mặc dù các nhà khảo cổ đã khai quật được vài nghìn hóa thạch của tổ tiên loài người trên khắp trái đất, chúng ta vẫn chưa thể hoàn thành câu chuyện về quá trình mà những động vật linh trưởng tiến hóa để trở thành người hiện đại. Nguyên nhân chính là chúng ta chưa tìm thấy mắt xích giữa người và động vật linh trưởng. Sự thiếu vắng của mắt xích quan trọng này khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc thiết lập những mốc thời gian chính xác trong lịch sử loài người. Chính vì thế mà những người phản đối học thuyết tiến hóa đã cho rằng động vật linh trưởng không phải tổ tiên của loài người.

Nhưng, theo Telegraph, mới đây các nhà khoa học của Đại học Witwatersrand, Nam Phi đã tìm thấy một bộ xương gần hoàn chỉnh tại vùng Sterkfontein ở nước này. Giáo sư Lee Berger, một trong ba người phát hiện bộ xương, cho biết, ông và các đồng nghiệp thấy nó trong lúc khai quật các hang ở vùng Sterkfontein - gần thủ đô Johannesburg. Từ trước tới nay việc tìm thấy một bộ xương người tiền sử gần hoàn chỉnh là sự kiện cực kỳ hiếm.

Kết quả phân tích cho thấy bộ xương đại diện cho một chủng người mà chúng ta chưa từng biết. Giới chuyên gia nhận định sinh vật sở hữu bộ xương từng tồn tại trong giai đoạn mà động vật linh trưởng tiến hóa thành Homo habilis, chủng người hiện đại đầu tiên từng xuất hiện cách đây chừng 2,5 triệu năm. Phát hiện quan trọng đến nỗi đích thân Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã tới Đại học Witwatersrand để xem bộ xương. Giới chức Nam Phi cũng sẽ tổ chức một chiến dịch truyền thông lớn để quảng bá sự kiện này.

Ngày nay đa số giới khoa học công nhận châu Phi là nơi sinh ra loài người. Tại đây những động vật linh trưởng đơn giản đã tiến hóa thành tổ tiên chung của người, khỉ đột, tinh tinh. Các chuyên gia tin rằng cách đây khoảng 3,9 triệu năm một nhóm người cổ có hình dáng giống vượn đã xuất hiện trên ở phía nam và phía đông châu Phi. Họ gọi chúng là Australopithicus afarenus. Trong quá trình tiến hóa Australopithicus afarenus mất dần các đặc điểm của động vật linh trưởng do chúng bắt đầu đứng thẳng và thể tích não tăng lên.

Thế rồi khoảng 2,5 triệu năm trước Homo habilis - chủng đầu tiên trong nhóm người hiện đại, bắt đầu xuất hiện. Các nhà khoa học tìm thấy rất ít hóa thạch của chủng người này, song vẫn có giả thuyết cho rằng họ là hậu duệ của chủng Australopithicus afarenus. Theo Telegraph, rất có thể bộ xương vừa tìm thấy tồn tại trong giai đoạn mà Australopithicus afarenus tiến hóa thành Homo habilis.

Nếu giả thuyết trên được xác nhận là đúng thì nó sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với khoa học, bởi nó sẽ giúp chúng ta điền thông tin vào những khoảng trống trong lịch sử tiến hóa của người hiện đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News