Phát hiện hóa thạch 22 triệu năm của thú săn mồi cổ đại

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch 22 triệu năm của một loài động vật săn mồi cổ đại suýt bị bỏ quên tại Kenya.

Theo Daily Mail, hóa thạch của loài thú săn mồi có niên đại 22 triệu năm bị bỏ quên trong ngăn kéo tại bảo tàng quốc gia Kenya. Chỉ khi các nhà nghiên cứu tại đại học Ohio (Mỹ) phát hiện ra và kiểm tra lại thì chúng mới được công nhận giá trị.

Phát hiện hóa thạch 22 triệu năm của thú săn mồi cổ đại
Mô phỏng thú săn mồi Simbakubwa.

"Khi mở ngăn kéo tủ tại bảo tàng quốc gia Kenya, chúng tôi nhìn thấy một hàm răng của loài thú săn mồi khổng lồ. Rõ ràng, nó thuộc về một loài mới đối với giới khoa học", tiến sĩ Matthew Borths, thuộc đại học Ohio, chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu cho biết đây là hóa thạch của loài Simbakubwa (tiếng địa phương có nghĩa là sư tử lớn). Nó có thể là loài đứng đầu trong chuỗi thức ăn ở châu Phi tại thời điểm nó sinh sống, giống sư tử ngày nay. Tuy vậy, loài thú săn mồi to lớn này lại không hề liên quan tới sư tử hay bất cứ động vật có vú nào hiện nay.

Hộp sọ của Simbakubwa lớn bằng hộp sọ của tê giác. Nó thuộc nhóm động vật có vú đã tuyệt chủng có tên gọi là Hyaenodont. Chúng có hình dạng gần giống loài mèo ngày nay nhưng lớn hơn nhiều lần. Các nhà khoa học cho hay, Simbakubwa thống trị châu Phi sau khi loài khủng long tuyệt chủng 66 triệu năm trước.

Hóa thạch của loài Simbakubwa vô tình được khai quật từ nhiều thập kỷ trước ở Kenya khi các nhà nghiên cứu đi tìm bằng chứng về loài vượn cổ.

Phát hiện hóa thạch 22 triệu năm của thú săn mồi cổ đại
Simbakubwa là loài săn mồi có kích thước lớn.

Simbakubwa là động vật có vú ăn thịt đầu tiên ở châu Phi. Sau đó, chuyển động kiến tạo của các mảng lục địa đã kết nối châu Phi với các lục địa phía bắc, tạo ra sự giao thoa giữa các loài động thực vật. Sau hàng triệu năm gần như bị cô lập, Simbakubwa cũng có thêm "bạn mới" khi các loài thuộc họ mèo, linh cẩu và chó bắt đầu chuyển sang châu Phi.

Nhưng loài thú săn mồi cổ đại này lại chọn sống ở phía bắc, trong khi các loài thuộc họ mèo, linh cẩu và chó di chuyển về phía nam.

"Chúng tôi không biết chính xác nguyên nhân khiến Simbakubwa và các loài thuộc họ Hyaenodont tuyệt chủng. Nhưng hệ sinh thái thay đổi quá nhanh cộng với biến đổi khí hậu khiến mọi thứ trở nên khô hơn", tiến sĩ Borths nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy hóa thạch khủng long 220 triệu năm tuổi ở Argentina

Tìm thấy hóa thạch khủng long 220 triệu năm tuổi ở Argentina

Các nhà khoa học đã phát hiện hàng loạt bộ xương hóa thạch của khủng long có tuổi đời 220 triệu năm tại tỉnh San Juan phía tây Argentina, cách thủ đô Buenos Aires 1.100km.

Đăng ngày: 19/04/2019
Tìm thấy tiền vàng 1.600 năm tuổi khắc chân dung hoàng đế La mã cổ đại

Tìm thấy tiền vàng 1.600 năm tuổi khắc chân dung hoàng đế La mã cổ đại

Một nhóm học sinh đã phát hiện đồng tiền vàng cổ niên đại 1.600 năm, vẽ chân dung Hoàng đế Đông La Mã Theodosius II, ở Israel.

Đăng ngày: 18/04/2019
Tìm thấy máu tươi có thể giúp hồi sinh xác ướp sinh vật 42.000 năm tuổi

Tìm thấy máu tươi có thể giúp hồi sinh xác ướp sinh vật 42.000 năm tuổi

Nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm thấy máu dạng lỏng bên trong xác ướp sinh vật cổ xưa 42.000 năm tuổi, được cho là đóng vai trò quan trọng giúp hồi sinh loài ngựa đã tuyệt chủng này.

Đăng ngày: 17/04/2019
Bí hiểm “hài cốt người bị hiến tế” 3000 năm tại Anh

Bí hiểm “hài cốt người bị hiến tế” 3000 năm tại Anh

Các công nhân chuẩn bị đặt ống nước mới đã phát hiện ra một khu chôn cất cổ xưa với những bộ xương trong tư thế bí hiểm, được cho là “người bị hiến tế” gần 3000 năm trước ở Anh.

Đăng ngày: 17/04/2019
Tìm thấy dấu chân khủng long được bảo tồn hoàn hảo cực hiếm

Tìm thấy dấu chân khủng long được bảo tồn hoàn hảo cực hiếm

Trong số tất cả các dấu vết hoá thạch khủng long được phát hiện, chỉ một số ít, ít hơn 1% cho thấy bất kỳ dấu vết nào của da. Cho đến gần đây, các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện ra một dấu chân hoàn hảo.

Đăng ngày: 16/04/2019
Chiếc răng 4000 năm tuổi trả lời cho câu hỏi: Người cổ đại từng làm nghề gì?

Chiếc răng 4000 năm tuổi trả lời cho câu hỏi: Người cổ đại từng làm nghề gì?

Việc xác định công việc của người đã khuất khi còn sống là việc không dễ trong ngành khảo cổ. Vậy mà chỉ cần một mẩu răng, mọi thứ đã được giải quyết.

Đăng ngày: 14/04/2019
Kinh ngạc phát hiện xác tàu đắm “cổ nhất thế giới“ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Kinh ngạc phát hiện xác tàu đắm “cổ nhất thế giới“ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy xác tàu đắm có thể là lâu đời nhất thế giới gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, Mirror đưa tin.

Đăng ngày: 14/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News