Phát hiện hóa thạch cá sấu có hình dáng giống loài tatu ở Braxin

Một loài cá sấu cổ có bộ da ngoài giống như vảy loài tatu ở Nam Mỹ mới được phát hiện ngày hôm qua tại một bảo tàng khí hậu tại Braxin.

Theo các nhà khoa học, loài cá sấu mới được phát hiện có danh pháp khoa học là Armadillosuchus arrudai, đã từng sống ở vùng đất khô cằn của Braxin cách đây khoảng 90 triệu năm trong kỷ Cretaceous.

Nó có kích thước chiều dài 2 mét, cân nặng 120 kg, có một cái đầu rộng với mõm hẹp và nhiều răng.

"Vỏ ngoài giống như áo giáp sắt của loài này chưa từng có ở bất kì loài cá sấu hiện tại và hóa thạch nào,” Ismar de Souza Carvalho, nhà khảo cổ học thuộc đại học Liên bang ở Rio de Janeiro nói trong email gửi chúng tôi.

“Nhưng sự kì lạ chưa dừng lại ở đó,” Thiago Marinho, nhà khảo cổ học cũng làm việc tại trường đại học nói trên, cho biết. “Loài cá sấu này có thể nhai theo cách của các loài động vật có vú, hệt như con người chúng ta thường nhai vậy.”

Phát hiện hóa thạch cá sấu có hình dáng giống loài tatu ở Braxin
(Ảnh: Paul Jurgens/FAPERJ)

Hầu hết những con cá sấu hiện đại chỉ dùng đôi hàm khỏe của chúng để nghiền nát con mồi. Nhưng loài cá sấu hóa thạch này có thể đưa hàm dưới chuyển động lên xuống, sử dụng răng để xé nhỏ thịt, rễ cây, nhành cây, và động vật thân mềm, Marinho cho biết.

Khí hậu khô, nóng

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra loài cá sấu này năm 2005 ở vùng Bauru thuộc bang Sao Paolo, một khu vực mà họ cho rằng từng có khí hậu khô, nóng ở thời kì cách đây 90 triệu năm, Souza Carvalho cho biết.

“Có mưa theo mùa, với những cơn nước lũ. Điều này rất khác với những loài cá sấu châu Phi và châu Mỹ thời nay quen sống ở các khu vực nước quanh năm.”

Các chi của cá sấu Armadillosuchus có khả năng đào đất giống hệt như loài tatu.

“Đây có thể là một cách để tránh không khí khô nóng của khí hậu thời đó, hoặc để trốn các loài khác to lớn hơn cũng thuộc họ cá sấu,” Souza Carvalho nói.

Nhóm nghiên cứu đã mô tả hóa thạch này trên số ra tháng 2 vừa qua tờ Journal of South American Earth Sciences. Các hóa thạch và mô hình mô phỏng đời sống loài này sẽ được trưng bày tại bảo tàng Môi trường Rio de Janiero thứ ba tuần tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News