Phát hiện hóa thạch động vật ăn thịt đầu tiên trên Trái đất 560 triệu năm tuổi
Hóa thạch 560 triệu năm tuổi của một loài sứa nguyên thủy được đặt theo tên của nhà tự nhiên học người Anh, David Attenborough, được cho là động vật ăn thịt đầu tiên trên Trái đất.
Mẫu vật hóa thạch dưới con mắt của một nghệ sĩ. (Nguồn: British Geological Survey).
Tiến sĩ, nhà cổ sinh vật học người Anh, Phil Wilby, là một trong những nhà khoa học đưa ra phát hiện mới nhất. (Ảnh: PA).
Được gọi là Auroralumina attenboroughii, loài sứa nguyên thủy được tìm thấy ở Charnwood Forest, gần thành phố Leicester miền Trung nước Anh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là mẫu vật đầu tiên thuộc loại này và là sinh vật sớm nhất có bộ xương.
Theo tiến sĩ Phil Wilby, nhà cổ sinh vật học tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh, giới nghiên cứu thường cho rằng các nhóm động vật hiện đại như sứa đã xuất hiện cách đây 540 triệu năm, trong thời kỳ bùng nổ kỷ Cambri.
“Tuy nhiên loài động vật ăn thịt này có trước đó 20 triệu năm. Đó là sinh vật có bộ xương sớm nhất mà chúng ta biết”, tiến sĩ Wilby nói, nhấn mạnh, mẫu vật cùng với những khám phá khác trong tương lai nắm giữ chìa khóa cho thời kỳ sự sống phức tạp bắt đầu trên Trái đất.
Theo nghiên cứu, hóa thạch sinh vật được tìm thấy có liên quan đến nhóm bao gồm san hô, sứa và hải quỳ sống trên Trái đất ngày nay. Nó có một bộ xương với vô số các xúc tu có thể di chuyển trong nước để bắt thức ăn.
- Loài vật "nhì nhằng" nhất thế giới: Lên bờ thử làm thú, ngao du chán rồi lại chui xuống đại dương làm cá
- Tìm thấy xác ướp người phụ nữ Ai Cập đột quỵ 2.700 năm trước
- Bí ẩn hơn một thế kỷ về loài "thằn lằn đầu rắn" có thể được giải đáp?