Phát hiện hóa thạch khủng long cực hiếm ở Anh

Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện một hóa thạch cực hiếm của khủng long sauropod, nhóm bò sát khổng lồ ăn thực vật tồn tại ở kỷ Jura. Hóa thạch có niên đại 176 triệu năm và là hóa thạch khủng long sauropod cổ nhất nước Anh.

  • Phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn thịt mới ở Nam Mỹ
  • Phát hiện vài trăm dấu chân khủng long ở Bắc Kinh

Hóa thạch khủng long cực hiếm ở Anh

Các nhà khoa học cho biết hóa thạch vừa tìm thấy thuộc dạng cực hiếm vì những dấu tích từ kỷ Jura thường chỉ thấy ở một vài nơi trên thế giới, như Trung Quốc và Argentina.

Phát hiện hóa thạch khủng long cực hiếm ở Anh
Loài khủng long sauropod - Ảnh minh họa

Con khủng long được đặt biệt danh là Alan. Hóa thạch là đốt xương sống của Alan, phát hiện ở gần bờ biển hạt Yorkshire, miền bắc nước Anh. Đốt sống dài 29 cm, cao 11 cm, nặng khoảng 15 kg.

Sauropod sống ở kỷ Jura, cách đây 176 triệu năm. Một số loài trong nhóm sauropod là những sinh vật lớn nhất từng bước đi trên mặt đất, với đặc trưng là chiếc cổ dài, đầu nhỏ, thân hình đồ sộ đứng trên bốn chân to. Trong đó, loài khủng long Argentinosaurus có thể dài đến 35 m, nặng 85 tấn.

Phát hiện hóa thạch khủng long cực hiếm ở Anh
Hóa thạch của khủng long sauropod vừa được tìm thấy - (Ảnh chụp màn hình Daily Mail)

Xương hóa thạch của Alan đang được lưu giữ tại bảo tàng Yorkshire ở thành phố York, thuộc hạt Yorkshire (Anh). Nhóm nghiên cứu của Đại học Manchester do giáo sư Phil Manning dẫn đầu đã và đang tiến hành nghiên cứu và sử dụng tia-X để chụp cắt lớp hóa thạch.

Các mẫu hóa thạch kỷ Jura có vai trò quan trọng, giúp cung cấp cho giới khoa học những bằng chứng về sự phân bố và tiến hóa của các loài khủng long - thành viên của nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Victoria Egerton, cho biết.

Hóa thạch sẽ chính thức được trưng bày cho công chúng thưởng lãm từ ngày 8.6, tại bảo tàng Yorkshire.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News