Phát hiện hóa thạch loài săn mồi cổ nhất Nam Mỹ
Ngày 18/1, các nhà khảo cổ học Brazil cho biết họ đã phát hiện hóa thạch của loài ăn thịt sống cách nay hơn 260 triệu năm và là hóa thạch cổ nhất của một loài săn mồi từng được tìm thấy ở Nam Mỹ.
>>> Phát hiện loài thằn lằn mới tại Việt Nam
Juan Carlos Cisneros, thuộc Đại học liên bang Brazil, học hiệu ở bang miền Đông Bắc Piaui, cho biết: “Loài săn mồi này sống trước loài khủng long gần 40 triệu năm và là loài tiền thân của các loài có vú".
Hóa thạch này, một xương sọ hoàn chỉnh dài 35cm, được tìm thấy ở bang miền Nam Brazil Rio Grande do Sul, đã được các chuyên gia Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ phân tích và kết quả được công bố trên tạp chuyên ngành Những nghiên cứu của Viện khoa học quốc gia (PNAS) của Mỹ.
Hóa thạch được triển lãm tại Đại học liên bang Brazil, học hiệu Rio Grande do Sul tại thành phố Porto Alegre. “Chúng ta đang nói tới hóa thạch cổ nhất từng được tìm thấy ở Nam Phi của một loài sống trong thời đồ đá cũ, trước sự chia tách của các lục địa, với những đặc điểm của các loài chỉ có ở Nam Phi và Nga", Cisneros cho biết.
Những mảnh hóa thạch còn lại được cho là của một loài thằn lằn cổ đại dinocephalia, họ hàng xa với các loài có vú.
Cũng theo ông Cisneros, phát hiện này giúp các nhà khoa học có thể tái tạo lại toàn bộ con thú săn mồi được cho là có chiều dài 3m và cân nặng 300kg với bốn răng nanh hình móc câu (hai ở trên và hai ở dưới) để bắt và cắn xé con mồi, cùng hai hàm răng hình lưỡi cưa.
Loài này có thể đã di cư từ Nam Phi sang Nam Mỹ khi các lục địa còn chưa tách rời. Ở Nga cũng đã tìm thấy hóa thạch tương tự của loài này.
Thằn lằn dinocephalia tuyệt chủng vào khoảng 250 triệu năm trước cùng với 90% các loài khác trên Trái Đất vì núi lửa phun.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
