Phát hiện hoá thạch quái vật biển 180 triệu năm tuổi
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện ra một mẫu vật đặc biệt được cho là một loài bò sát sống cách đây 180 triệu năm. Thông tin được công bố trên tạp chí Nature.
Theo Johan Lindgren, giảng viên cao cấp tại Đại học Lund ở Thụy Điển, sinh vật biển này có thể là loài bò sát cổ đại có tên Ichthyosaur (hay còn gọi là ngư long) xuất hiện vào Kỷ Trias.
Hoá thạch của loài “quái vật” biển có niên đại 180 triệu năm trước.
"Nó trông giống như cá heo, nhưng vây đuôi, nó thẳng đứng chứ không phải nằm ngang. Có thể xác định đó là loài bò sát và là loài máu nóng", Johan Lindgren cho biết.
Lindgren nói rằng cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định tuổi chính xác hay giới tính của hoá thạch mới được phát hiện.
Tuy nhiên, căn cứ theo những hình ảnh phân tích, các nhà nghiên cứu tìm thấy một điều đặc biệt đó là các tế bào sắc tố tập trung ở phía lưng của cơ thể sinh vật. Loài động vật này có bề mặt trên tối và bụng sáng.
Đây được xem là hình thức ngụy trang trong tự nhiên khá phổ biến có thể bắt gặp ngay cả trong động vật thời hiện đại trên cạn và trên biển.
Đồng tác giả Mary Schweitzer, Giáo sư Sinh học tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho biết, nghiên cứu hóa thạch này có thể giúp giải thích “sự đa dạng sinh học” và “điều gì làm cho động vật phát triển mạnh” trên Trái Đất từ xa xưa.
Schweitzer nói: “Chúng ta không thể dự đoán tương lai của hành tinh mà không hiểu quá khứ. Hiểu cách động vật trong môi trường quá khứ của chúng giúp làm sáng tỏ cách chúng có thể thích ứng với môi trường sống trên hành tinh”.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
