Phát hiện hũ tro cốt 2.000 năm tuổi của chiến binh
Nhờ công nghệ quét tia X, các chuyên gia có thể quan sát bên trong chiếc hũ đựng tro cốt chiến binh và một số vật dụng kim loại.
Nhóm nhà khảo cổ tại Bảo tàng Kostrzyn Fortress phát hiện nhiều hũ tro cốt 2.000 năm tuổi và 12 hố chôn tồn tại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên trong nghĩa địa cổ gần Kostrzyn, miền đông Ba Lan, IB Times hôm 2/12 đưa tin. Nhiều khả năng các tộc người German từng mai táng chiến binh và phụ nữ ở nghĩa địa này.
Một trong những hũ tro cốt được tìm thấy tại khu nghĩa địa cổ gần Kostrzyn. (Ảnh: Express).
Phát hiện mới cho thấy cư dân địa phương thời xưa có nhiều loại nghi thức dành cho người chết, theo Krzysztof Socha, nhà khảo cổ đứng đầu nhóm nghiên cứu. Một số được hỏa thiêu, đặt tro cốt vào bình gốm hoặc cho trực tiếp xuống hố. Số khác lại được chôn cất mà không hỏa thiêu. Việc phát hiện hố chôn với xương cốt không qua hỏa thiêu gây ngạc nhiên lớn nhất, Socha cho biết.
Nhóm nghiên cứu mời một bác sĩ địa phương giúp bảo quản các hũ tro cốt nguyên vẹn. Ông sử dụng công nghệ quét tia X để quan sát bên trong mà không làm chúng sứt mẻ hay nứt vỡ. Kết quả chỉ ra, một trong những chiếc hũ này đựng tro cốt của chiến binh cổ đại cùng mũi giáo và một số vật kim loại.
Công nghệ quét tia X giúp nhóm nghiên cứu chuẩn bị tốt hơn cho việc lấy ra và bảo quản những thứ bên trong hũ. "Chúng tôi nắm được chính xác cách sắp xếp của tro cốt và những vật khác bên trong", Socha nói.
Chiến binh German thường được chôn cùng ghim cài bằng kim loại hoặc mũi giáo trang trí. Chỉ trong năm nay, các chuyên gia đã phát hiện khoảng 100 đồ trang trí kim loại chôn cùng người chết. Trong đó, nhiều vật không được chế tạo tại địa phương mà nhập khẩu từ nơi khác.

Ngôi mộ cổ lớn nhất Nhật Bản nhìn từ vũ trụ
Vệ tinh của NASA chụp ảnh lăng mộ bí ẩn hình lỗ khóa của Thiên hoàng Nintoku từ quỹ đạo Trái Đất.

Nữ hoàng Elizabeth I được phát hiện là dịch giả tác phẩm của Tacitus sang tiếng Anh
Nữ hoàng Elizabeth I, một trong những người trị vì được yêu thích nhất nước Anh, đã được tiết lộ là dịch giả cho một phiên bản tiếng Anh của một văn bản cổ bởi Tacitus, người viết về chính trị cấp cao, sự phản bội và đồi trụy của giới thượng lưu La Mã.

Cứ 2 tháng, loài khủng long này lại thay răng vì ăn quá nhiều thịt
Một loài khủng long ăn thịt từng sinh sống ở Madagascar cách đây 70 triệu năm cứ mỗi 2 tháng lại phải thay toàn bộ hàm răng của mình vì nhai quá nhiều thịt.

Xác ướp vua Tutankhamun nằm trong lăng mộ của mẹ kế?
Vì sao tượng của vua Tut có bộ ngực của phụ nữ? Vì sao khuôn mặt của ông mang nét nữ tính? Điều này làm giới khoa học nghi ngờ rằng Vua Tut được chôn trong lăng mộ của người khác.

Rệp cây mắc kẹt trong hàm khủng long 75 triệu năm
Khối nhựa cây chứa rệp dính vào hàm khủng long mỏ vịt, dần cứng lại thành hổ phách, lưu giữ thông tin khoa học về môi trường thời cổ đại.

3 thanh tuyệt thế cổ kiếm vô giá nhất thế giới
Trong số các loại kiếm cổ với nhiều chất liệu khác nhau, các chuyên gia khảo cổ khẳng định kiếm đồng trong thời kỳ trước và sau triều đại Thương và Chu là “tuyệt thế“ và vô giá nhất thế giới. Đặc biệt phải kể đến 3 thanh tuyệt thế cổ kiếm chấn động một thời.
