Phát hiện kho báu đầy vàng được cất giấu cách đây 1.100 năm
Hai thiếu niên đào được hàng trăm đồng tiền xu bằng vàng tổng cộng gần một kilogram, có niên đại 1.100 năm.
Kho báu tiền vàng chôn trong hũ đất sét được phát hiện ở di chỉ khảo cổ tại thành phố Yavne ở miền trung, theo thông báo hôm 24/8 của Cơ quan Cổ vật Israel (IAA). Robert Kool, chuyên gia về tiền xu của IAA, cho biết những đồng tiền có niên đại từ cuối thế kỷ 9 khi khu vực nằm dưới sự kiểm soát của vương triều Hồi giáo Abbasid, thống trị lãnh thổ từ Algeria tới Afghanistan ngày nay. Tổng cộng 425 đồng xu được đúc từ vàng 24K và nặng tổng cộng 845 g.
Tổng cộng có 425 đồng xu được đúc từ vàng 24K và nặng 845g.
"Với số tiền như vậy, người sở hữu có thể mua được ngôi nhà sang trọng ở một trong những khu phố sầm uất nhất tại Fustat, kinh đô của Ai Cập thời đó", Kool cho biết.
Lúc đầu, hai thiếu niên cho rằng họ tìm thấy vài chiếc lá rất mỏng trong hũ. "Phát hiện này thật là thú vị. Tôi đào xới đất và tưởng rằng đó là đám lá mỏng", Oz Cohen, một trong hai người phát hiện hũ tiền vàng, chia sẻ. "Khi nhìn lại, tôi nhận ra chúng là tiền vàng. Tôi thực sự hào hứng vì tìm thấy kho báu cổ đại đặc biệt này".
Việc khai quật số lượng lớn tiền xu bằng vàng vô cùng hiếm gặp bởi vàng thường được những nền văn minh sau đó nung chảy để tái sử dụng. "Những đồng xu đúc từ vàng nguyên chất và không bị oxy hóa trong không khí. Chúng vẫn còn nguyên vẹn như vừa được chôn ngày hôm qua. Phát hiện cho thấy các cư dân trong khu vực có sự thông thương với nhiều vùng đất xa xôi", Liat Nadav-Ziv và Elie Haddad, hai nhà khảo cổ đến từ IAA, cho biết. "Người chôn số tiền xu cách đây 1.100 năm chắc hẳn định đào lên sau đó. Người này thậm chí còn đóng đinh vào hũ tiền để không ai có thể cạy mở. Chúng tôi đang suy đoán điều gì ngăn người sở hữu lấy lại kho báu".
Kho báu không chỉ chứa những đồng xu nguyên vẹn mà còn bao gồm đồng xu cắt nhỏ để dùng như tiền lẻ. Các mảnh tiền xu rất hiếm gặp trong lịch sử. Một trong những mảnh tiền xu có hình hoàng đế Đông La Mã Theophilos, nhiều khả năng được đúc ở thủ đô Constantinople.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
