Phát hiện khủng long mỏ vịt "dị" nhất lịch sử

Loài mới này là một trong những loài khủng long mỏ vịt nguyên thủy nhất.

Hộp sọ của một con khủng long mỏ vịt khác thường sống cách đây 80 triệu năm vừa được phát hiện ở Texas (Mỹ).

Nó được cho là một loài hoàn toàn mới và có gương mặt kì lạ khác hẳn với những loài từng được phát hiện trước đây. Các nhà khoa học đặt tên cho loài mới này là Aquilarhinus palimentus do chúng có mũi giống đại bàng và hàm dưới rộng.

Phát hiện khủng long mỏ vịt dị nhất lịch sử
Con khủng long mỏ vịt này sống cách đây khoảng 80 triệu năm.

Loài động vật này di chuyển trong những khu vực ẩm ướt, ăn các cây thủy sinh dưới dầm lầy của một đồng bằng cổ đại, nơi mà ngày nay chính là sa mạc Chihuahuan.

Phát hiện này cũng được công bố trên Tạp chí Cổ sinh học. Giáo sư Tom Lehman của Đại học Công nghệ Texas đã thu thập các mẫu đá từ núi Rattle Snake và phát hiện ra xương của chúng từ những năm 1980.

Sau những nghiên cứu vài chục năm qua cho thấy đặc điểm kì lạ của loài này khác hoàn toàn với hai nhóm khủng long mỏ vịt từng được biết đến trước đây.

Phát hiện khủng long mỏ vịt dị nhất lịch sử
Chúng có phần miệng khác biệt rất nhiều so với các loài khủng long mỏ vịt khác.

Khủng long mỏ vịt hay còn gọi là hadrosaurids, là loài khủng long ăn cỏ phổ biến ở cuối thời kỳ Mesozoi với những chiếc mỏ vịt đặc trưng.

Loài mới này là một trong những loài khủng long mỏ vịt nguyên thủy nhất, việc phát hiện ra chúng có thể hé mở những điều bí ẩn về sự tiến hóa và di cư của loài này.

Cái miệng mỏ vịt đặc biệt giúp chúng có thể cắt, giữ thực vật làm thức ăn cho mình. Hình thái mỏ vịt của loài này cũng khác rất nhiều so với những họ hàng được biết đến trước đấy của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phục hồi quan tài của Vua Tutankhamun lần đầu tiên trong gần 100 năm

Phục hồi quan tài của Vua Tutankhamun lần đầu tiên trong gần 100 năm

Đây là chiếc quan tài lớn nhất và cũng là duy nhất còn lại trong lăng mộ của nhà vua trẻ tuổi ở Luxor, sau khi hai chiếc nhỏ hơn đã được chuyển tới Bảo tàng Ai Cập tại thủ đô Cairo năm 1922.

Đăng ngày: 19/07/2019
Làm đường, đào trúng

Làm đường, đào trúng "thành phố ma" đầy mộ cổ và vũ khí

Hàng loạt mộ cổ, vũ khí và nhà ở lần lượt hiện ra khi các công nhân đào đất để làm đường cao tốc.

Đăng ngày: 19/07/2019
Phát hiện con dấu 2.500 tuổi thuộc về phụ nữ

Phát hiện con dấu 2.500 tuổi thuộc về phụ nữ

Một con dấu cổ từ thời kỳ Đền thờ thứ nhất ở Israel mới đây đã được khai quật. Con dấu này được cho là thuộc về một người phụ nữ có chức quyền thời xưa.

Đăng ngày: 19/07/2019
Vật liệu giúp người cổ đại vận chuyển hàng tấn đá xây Stonehenge

Vật liệu giúp người cổ đại vận chuyển hàng tấn đá xây Stonehenge

Thợ xây thời xưa có thể lấy mỡ lợn để bôi trơn xe gỗ, sau đó dùng loại xe này để đưa những khối đá khổng lồ vào vị trí.

Đăng ngày: 17/07/2019
Phát hiện loài khủng long hoàn toàn mới ở Thuỵ Sĩ

Phát hiện loài khủng long hoàn toàn mới ở Thuỵ Sĩ

Bộ xương hoá thạch của loài khủng long mới được bảo quản cực tốt được xác định có niên đại từ cuối kỷ Trias.

Đăng ngày: 16/07/2019
Lá thư Kitô giáo lâu đời nhất thế giới được tìm thấy

Lá thư Kitô giáo lâu đời nhất thế giới được tìm thấy

Đây được coi là bức thư Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới có từ những năm 230 sau Công nguyên được viết trên một loại giấy cói Ai Cập cổ đại, nhằm giúp hiểu rõ hơn về các Kitô hữu đầu tiên trong Đế chế La Mã.

Đăng ngày: 16/07/2019
Hóa thạch 115 triệu năm của cây hoa loa kèn cổ nhất thế giới

Hóa thạch 115 triệu năm của cây hoa loa kèn cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch nguyên vẹn tới từng tế bào của cây hoa loa kèn lâu đời nhất thế giới ở Brazil.

Đăng ngày: 15/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News