Phát hiện kích thước mới hang Sơn Đoòng, tăng 1,6 triệu m3

Các chuyên gia hang động mới đây đã tiết lộ kích thước mới của hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) sau lần lặn thám hiểm phát hiện sông ngầm kết nối các hang động.

Vào tháng 4, một nhóm nghiên cứu gồm công ty chuyên cung cấp các tour thám hiểm hang động và rừng trong khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cùng 3 thành viên đã góp phần giải cứu đội bóng nhí Thái Lan năm 2018 (Rick Stanton, Jason Mallinson, Chris Jewell) kết hợp điều phối viên thiết bị lặn Laura Jewell đã đến Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) để khám phá sông ngầm nằm trong hang động lớn nhất thế giới, hang Sơn Đoòng.

Trong chuyến thám hiểm, các thợ lặn phát hiện ra sông ngầm, nối Sơn Đoòng với một hang động khổng lồ khác có tên hang Thung. Trước khi phát hiện ra hang động ngầm, tổng diện tích từng công bố của Sơn Đoòng là 38,5 triệu m3. Hiện, diện tích mới (bao gồm diện tích hang Thung) tăng thêm 1,6 triệu m3 so với kích thước ban đầu.

Phát hiện kích thước mới hang Sơn Đoòng, tăng 1,6 triệu m3
Hang Sơn Đoòng là địa điểm thu hút nhiều nhà thám hiểm đến tìm hiểu, khám phá. (Ảnh: Nat Geo).

Howard Limbert, người đứng đầu Hiệp hội Nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA), cố vấn kỹ thuật của công ty du lịch mạo hiểm có trụ sở tại Quảng Bình, chia sẻ với CNN về phát hiện mới: "Chuyến lặn thám hiểm sông ngầm kết nối hang động ở Sơn Đoòng chưa từng có tiền lệ. Kết quả đo đạc này giống như việc một nhà leo núi thám hiểm ra chiều cao thật của Everest thực tế còn cao hơn 1.000 m so với chiều cao mọi người thường biết đến".

Trước khi tham gia chuyến thám hiểm dưới nước lần này, các chuyên gia đã biết đến sự tồn tại của hệ thống hang động được nối bởi sông ngầm trong hang Sơn Đoòng. Tuy nhiên, chưa ai khám phá ra kích thước thật của hang.

Nhóm thợ lặn đã thực hiện đợt lặn ở độ sâu 77m để tìm kiếm lối thông qua hang Thung và dừng lại ở độ sâu 60 m, do thiết bị lặn không cho phép lặn sâu hơn. Các chuyên gia tin rằng sông ngầm có độ sâu hơn nữa, chạm đáy từ 120m đến 1km.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu không có hy vọng về độ rộng của hang Thung. Tuy vậy, sau lần lặn thám hiểm lần thứ nhất, họ rất kinh ngạc về độ sâu khổng lồ của hang động ẩn giấu trong hang Sơn Đoòng. "Bây giờ chúng tôi mới cảm nhận được độ sâu khổng lồ của hang động, chúng tôi sẽ mang theo dùng bình khí Heli để tiếp tục lặn sâu 120-200 m cho đợt thám hiểm lặn sâu lần tới", chuyên gia hang động Howard Limbert chia sẻ với CNN.

Phát hiện kích thước mới hang Sơn Đoòng, tăng 1,6 triệu m3
Đội lặn giải cứu đội bóng Thái Lan tham gia chuyến thám hiểm sông ngầm ở hang Sơn Đoòng. (Ảnh: AFP).

"Chuyến lặn thám hiểm kế tiếp sẽ được thực hiện vào tháng 4/2020. Đó là thời điểm tốt nhất trong năm để lặn do mực nước tương đối thấp và tầm nhìn tốt hơn bình thường", đại diện Oxalis tiết lộ về kế hoạch thám hiểm hang động ngầm trong Sơn Đoòng trong thời gian tới.

Năm 1990, ông Hồ Khánh, người dân địa phương tìm thấy hang Sơn Đoòng trong lần đi rừng. Đến năm 2009, ông Khánh cùng đoàn thám hiểm Anh lần đầu tiên khám phá hang động. Sau khi đo đạc kỹ lưỡng, các chuyên gia đã kết luận đây là hang động lớn nhất thế giới. Do quy mô rộng lớn nên cho tới nay, hang Sơn Đoòng còn là một ẩn số với nhiều điều bí hiểm.

Chuyên gia hang động Howard Limbert cho hay, hang Sơn Đoòng thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mà đến nay các nhà thám hiểm mới chỉ khám phá được 30% khu vực này. "Trong tương lai, còn nhiều điều bí ẩn thú vị sẽ được con người tìm thấy ở đây", vị này chi sẻ với CNN.

Trong lần họp báo về chuyến thám hiểm hang Sơn Đoòng hồi tháng 4 vừa qua, ông Trần Tiến Dũng, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định Sơn Đoòng nói riêng và toàn tỉnh Quảng Bình nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch mạo hiểm với hệ thống hang động và rừng núi đa dạng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa vào khai thác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nắng nóng kéo dài ở Việt Nam?

Tại sao nắng nóng kéo dài ở Việt Nam?

Theo các chuyên gia khí tượng tại Việt Nam, đợt nắng nóng kéo dài đang diễn ra đã khiến nhiệt độ tại một số khu vực vượt mức cao nhất trong lịch sử.

Đăng ngày: 20/05/2019
Iceland thử nghiệm thành công phương pháp “bắt và nhốt” CO2 vĩnh viễn vào trong lòng đất

Iceland thử nghiệm thành công phương pháp “bắt và nhốt” CO2 vĩnh viễn vào trong lòng đất

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tìm ra một cách đặc hiệu để lưu trữ CO2 trong những viên đá nằm sâu dưới lòng đất.

Đăng ngày: 20/05/2019
Nhóm săn bão đứng giữa cơn lốc xoáy đang hình thành ở Mỹ

Nhóm săn bão đứng giữa cơn lốc xoáy đang hình thành ở Mỹ

Cơn lốc xuất hiện và phát triển rất nhanh ngay tại nơi nhóm săn bão đứng ghi hình nhưng rất may không có ai bị thương.

Đăng ngày: 20/05/2019
Hiện tượng kỳ lạ xảy ra ngay sau đại dịch Cái Chết Đen

Hiện tượng kỳ lạ xảy ra ngay sau đại dịch Cái Chết Đen

Một sự kiện hết sức kinh khủng, khiến 1/3 dân số châu Âu biến mất. Nhưng trớ trêu thay, nó lại mang đến một hiệu ứng có thể khiến nhiều người thấy mừng rỡ.

Đăng ngày: 16/05/2019
Nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất chạm ngưỡng 415ppm: cao nhất từ khi loài người xuất hiện

Nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất chạm ngưỡng 415ppm: cao nhất từ khi loài người xuất hiện

Nồng độ CO2 trên Trái Đất đã chạm ngưỡng 415 phần triệu (ppm) - mức cao nhất từ khi loài người xuất hiện trên hành tinh này.

Đăng ngày: 14/05/2019
WWF công bố nghiên cứu về bản đồ các con sông trên thế giới

WWF công bố nghiên cứu về bản đồ các con sông trên thế giới

Đập và các hồ chứa đã làm suy giảm đáng kể những lợi ích do các dòng sông khỏe mạnh mang tới cho con người và tự nhiên.

Đăng ngày: 09/05/2019
Cách người Nga xử lý sự cố tràn dầu trên biển

Cách người Nga xử lý sự cố tràn dầu trên biển

Viện sinh học biển Murmansk đã phát triển một dự án độc đáo để làm sạch các khu vực tràn dầu trên biển, theo thông cáo báo chí ngày 7/5 của Viện.

Đăng ngày: 08/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News