Phát hiện lăng mộ Pharaoh gần 4000 năm ở Ai Cập

Hãng thông tấn AFP của Pháp đưa tin, một nhà khảo cổ học Tây Ban Nha đã phát hiện ra ngôi mộ Pharaoh của một vị vua triều đại thứ 11 của Ai Cập tại thành phố Luxor, phía trung đông nước này.

>>> Phát hiện một ngôi mộ của quan lại triều đại Tutankhamun

Trong cuộc họp báo hôm (9/6), Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mohamed Ibrahim cho biết, dựa theo độ rộng của bề mặt ngôi mộ, các nhà khoa học cho rằng đây là nơi chôn cất "một nhân vật hoàng gia hay một vị quan cấp cao”.

Đội khảo cổ Tây Ban Nha do nhà nghiên cứu Jose Galan dẫn đầu cho biết ngôi mộ sẽ cung cấp nhiều thông tin cũng như phát hiện mới về triều đại cai trị ở Luxor - thủ đô Ai Cập cổ đại.


Bên trong ngôi mộ Pharaoh hơn 4000 năm tuổi tại thành phố Luxor

"Kết quả khai quật lần này giúp chúng tôi khẳng định rằng còn có nhiều ngôi mộ khác của triều đại thứ 11 tồn tại trong khu vực Deraa Abu Naga", nhà khảo cổ xứ sở bò tót cho hay.

AFP cũng cho biết, cách đây 5 năm, một ngôi mộ khác có niên đại cùng ngôi mộ Pharaoh mới được phát hiện cũng từng được khai quật tại chính khu vực này. Ngôi mộ gồm một quan tài màu đỏ, một xác ướp được bảo quản tốt và bộ cung cùng mũi tên hiện nay được trưng bày tại bảo tàng Luxor (Ai Cập), hãng thông tấn của Pháp loan báo.

Đề cập đến khu vực phát hiện những ngôi mộ Pharaoh, quan chức Bộ cổ vật Ali al-Asfar cho biết: "Địa điểm này có thể là một quần thể các ngôi mộ chôn cất nhiều người từ triều đại thứ 11 của Ai Cập”, AFP trích thuật.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng từng phát hiện nhiều công cụ bằng gốm cũng như các vật dụng từ triều đại thứ 17 được chôn trong khu vực này, Asfar cho biết thêm.

Luxor - thành phố bờ sông Nile với 500.000 dân ở miền nam Ai Cập là một bảo tàng khổng lồ ngoài trời với quần thể nhiều đền và lăng mộ Pharaoh. Luxor nằm ở nửa phía nam của Thebes cổ và có các phế tích của một ngôi đền lớn được xây vào khoảng năm 1400 TCN trong thời kỳ Tân vương quốc. Luxor còn là nơi có nhiều địa điểm khảo cổ, thu hút du khách tham quan ở Ai Cập và thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 10/01/2025
Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Đăng ngày: 05/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News