Phát hiện loài bọ cạp mới ở Quảng Trị
Các nhà khoa học vừa công bố loài bọ cạp mới trong khu bảo tồn thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị.
>>> Thêm một loài bò cạp được phát hiện tại Việt Nam
Loài bọ cạp ở Quảng Trị. (Ảnh: VAST)
Loài mới có tên khoa học là Euscorpiops dakrong Lourenco & Phạm, được nhóm khoa học Việt Nam và Pháp thu thập mẫu vật trong hang động khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, bọ cạp mới có màu nâu vàng với nhiều đốm màu nâu đậm. Con đực trưởng thành dài 27mm, còn con cái dài 25mm. Chúng được phân biệt với các loài khác thuộc giống Euscorpiops bởi các đặc điểm là kích thước cơ thể nhỏ hơn, màu sắc mặt lưng nhạt hơn...
Các phát hiện mới về loài bò cạp không chỉ có ý nghĩa trong khoa học mà còn có giá trị thực tiễn cao. Nọc bọ cạp là nguyên liệu tự nhiên tiềm năng cho ngành dược.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
