Phát hiện loài bướm uống nước mắt chim

Một loài bướm ở đảo Madagascar chọc chiếc vòi hình móc câu vào mắt những con chim đang ngủ để hút giọt lệ. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến cảnh bướm dùng nước mắt chim làm thức ăn.

Cận cảnh loài bướm uống nước mắt chim

Roland Hilgartner tại Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng ở Göttingen (Đức) và Mamisolo Raoilison Hilgartner tại Đại học Antananarivo ở Madagascar đã chứng kiến cảnh tượng độc nhất vô nhị này trong rừng Kirindy trên đảo.

Các nhà khoa học biết rằng bướm uống nước mắt chim sinh sống nhiều nơi tại châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, nhưng chúng chủ yếu uống nước mắt của những động vật lớn như hươu, linh dương hay cá sấu - những loài hiếm khi xua đuổi chúng. Nhưng chẳng có loài động vật to lớn nào trên đảo Madagascar, ngoài một số động vật có vú như vượn cáo và cầy mangut. Những con vật này thường dùng móng vuốt để xua đuổi bướm. Chim cũng khó tiếp cận, vì chúng thường bay đi khi bướm tới gần.


Một con bướm nhẹ nhàng đưa vòi vào mắt con chim đang ngủ say trên cây. (Ảnh: Newscientist)

Nhưng chim không bay đi khi chúng đang ngủ. Hai nhà khoa học nhìn thấy vài con bướm đậu trên cổ những con chim chích chòe và Newtonia. Chúng chọc đỉnh vòi vào bên dưới mí mắt của chim rồi uống say sưa. Lúc đó là giữa mùa mưa nên các nhà khoa học cho rằng bướm cần muối, bởi đất trên đảo Madagasca có hàm lượng Natri thấp.

Nhưng chim có hai mí mắt và đương nhiên là cả hai đều khép. Vì thế, thay vì sở hữu chiếc vòi mềm như những loài bướm uống nước mắt ở nơi khác, bướm trên đảo Madagasca có chiếc vòi hình móc với nhiều ngạnh trên đầu. "Trông nó giống như chiếc lao móc mà người tiền sử dùng để săn bắn", Roland cho biết.

Nhờ có các ngạnh, chiếc vòi hình móc của bướm có thể chui sâu xuống bên dưới mí mắt chim mà không làm kinh động chúng. Hai nhà khoa học chưa biết lũ côn trùng nói trên thuộc loài nào và liệu chúng có tiết ra chất giảm đau để làm dịu vết đau do những chiếc ngạnh trên vòi của chúng gây ra hay không. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy, thức ăn chính của bướm đực là nước mắt của các loài động vật khác. Mamisolo và Roland cũng sẽ tìm hiểu xem có phải những con bướm mà họ nhìn thấy chỉ toàn là bướm đực.


Những con bướm ở Madagasca sở hữu chiếc vòi hình móc có nhiều ngạnh ở đầu. (Ảnh: Newscientist)

Cận cảnh loài bướm uống nước mắt các động vật lớn ở một số nơi trên thế giới

Cận cảnh ong và bướm uống nước mắt cá sấu - (Ảnh: Newscientist)


Chú bướm đang say sưa uống nước mắt cá sấu - (Ảnh: news.sciencemag.org)


Hiện tượng đàn bướm vây quanh uống nước mắt rùa - (Ảnh: Daily Mail)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 25/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News