Phát hiện loài cá Chình mới thuộc họ cá Chình giả (Chlopsidae)

Trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước mã số KC.08.25.11/15 "Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở khu vực miền Trung", các nhà khoa học thuộc Phòng Bảo tồn và Đa dạng Sinh học biển (Viện Tài nguyên và Môi Trường biển) cùng các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu Nghề cá (Trường Đại học Tổng hợp Mie) và Bảo tàng Kagoshima (Trường Đại học Tổng hợp Kagoshima), Nhật Bản đã phát hiện và mô tả loài cá Chình mới thuộc họ cá Chình giả (Chlopsidae) từ mẫu vật thu thập tại đầm Thủy Triều, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tên khoa học của loài này được đặt là loài cá Chình Phương Đông (Chlopsis orientalis Tighe, Hibino & Nguyen). Tên của loài được đặt theo vị trí thu thập của mẫu vật đại diện cho khu vực vùng biển ven Đông Nam Á.


Mẫu gốc Holotype của loài cá Chình Phương Đông Chlopsis orientalis, chiều dài toàn thân 269mm, mã số mẫu vật IMER-16495.

Giống Chlopsis thuộc họ Chlopsidae, bộ cá Chình Anguilliformes hiện được ghi nhận có 9 loài, phân bố trong phạm vi vùng biển Ấn độ - Tây Thái Bình dương. Chúng thường gặp ở giai đoạn trưởng thành trong các rạn san hô và giai đoạn con non ở vùng rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ven bờ. So với các họ khác trong bộ cá Chình, cá thể trưởng thành thường có chiều dài toàn thân nhỏ hơn từ 11-42cm.

Loài cá Chình Phương Đông Chlopsis orientalis Tighe, Hibino & Nguyen có đặc điểm nhận dạng là chiều dài của đầu ngắn (chiếm 10% chiều dài toàn thân), số đốt sống trước vây lưng là 11, trước vây hậu môn là 35 và tổng số đốt sống là 135. Cơ thể có hai màu chủ đạo và không có dải sọc trắng ở trên đầu, các xương dăm rất cứng.

Mẫu vật thu thập được ở khu vực đầm Thủy Triều, Nha Trang, Khánh Hòa vào mùa khô trong mẻ lưới có lẫn các đối tượng cá khác thuộc nhóm cá đáy có kích thước cơ thể nhỏ như cá Bống, cá Liệt và cá Sơn.

Phát hiện này đã được đăng tải trên Tạp chí chuyên ngành Zootaxa số 460 (1), trang 19-29, ngày 24 tháng 12 năm 2015.


So sánh hình thái phần đầu của hai loài Chlopsis: A: Chlopsis bicolor, IIPB 105/2006 và B. Chlopsis orientalis, IMER – 16495.


So sánh phần đốt sống giữa thân và hệ thống xương dăm cùa 2 loài Chlopsis A Chlopsis bicolor, IIPB 105/2006 và B Chlopsis orientalis, IMER – 16495.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News