Phát hiện loài cá đi bộ có tay quý hiếm dưới đáy biển Tasmania

Các thợ lặn tìm thấy quần thể mới thuộc loài cá được cho hiếm nhất thế giới, cá tay đỏ, có thể làm tăng gấp đôi số lượng của chúng.

Một nhóm thợ lặn thuộc Viện Nghiên cứu Biển và Nam cực (IMAS) phát hiện quần thể cá tay đỏ thứ hai ở ngoài khơi Tasmania sau khi trông thấy một cá thể lang thang dưới đáy biển, Mother Nature Network hôm qua đưa tin.

Cá tay đỏ (Thymichthys politus) là loài cá nhỏ chuyên len lỏi đi bộ dọc đáy biển ở vịnh Frederick Henry phía đông nam Tasmania. Những chiếc vây đỏ đặc trưng của chúng trông rất giống bàn tay. Phạm vi phân bố của chúng khá nhỏ, tương đương kích thước hai sân tennis, khiến việc tìm kiếm loài cá này và môi trường sống của chúng trở nên khó khăn. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ có 20 - 40 cá thể còn tồn tại.

“Chúng gần như là loài cá hiếm nhất thế giới”, nhà khoa học Rick Stuart-Smith ở IMAS, cho biết. “Phát hiện quần thể thứ hai có ý nghĩa to lớn, làm tăng gấp đôi số lượng cá tay đỏ sót lại trên hành tinh”.

IMAS cộng tác với dự án khoa học tình nguyện Khảo sát đời sống ở dải đá ngầm (RLS) để tiến hành chuyến lặn khảo sát khu vực cách nơi sinh sống của quần thể cá tay đỏ đầu tiên vài kilomet trong hai ngày.

Phát hiện loài cá đi bộ có tay quý hiếm dưới đáy biển Tasmania
Cá tay đỏ lang thang dưới đáy biển.

“Chúng tôi lặn trong khoảng 3 tiếng rưỡi. Tất cả chúng tôi nhìn nhau và nghĩ chuyến đi này có vẻ không hứa hẹn. Đồng nghiệp của tôi bảo các thợ lặn khác chuẩn bị ngoi lên. Đúng lúc đó, tôi vạch một đám tảo và trông thấy con cá tay đỏ”, Antonia Cooper, nhân viên kỹ thuật của IMAS và RLS, chia sẻ.

Phát hiện khiến các nhà khoa học rất phấn khởi bởi môi trường sống của quần thể cá tay đỏ mới hơi khác với quần thể được biết tới trước đó, một điều rất có ý nghĩa với sự tồn tại của loài động vật vô cùng nguy cấp này. “Chúng tôi đã học hỏi được nhiều điều nhờ phát hiện quần thể thứ hai bởi môi trường sống của chúng không giống hệt quần thể đầu tiên, nhờ đó chúng tôi biết cá tay đỏ không phụ thuộc hoàn toàn vào một loạt điều kiện cố định”, Stuart-Smith nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Mực khổng lồ dạt vào bờ sau trận kịch chiến với đồng loại

Mực khổng lồ dạt vào bờ sau trận kịch chiến với đồng loại

Dù mực khổng lồ thường dài khoảng 13 mét và nặng hàng trăm kilogram, giới nghiên cứu biết rất ít về loài vật này.

Đăng ngày: 25/01/2018
Người biết

Người biết "làm phép" khiến cá mập hung dữ bỗng ngoan như cún

Zenato đã cho Wilcox thấy khả năng “siêu việt” của mình khi có thể dễ dàng thôi miên cá mập giữa đại dương.

Đăng ngày: 20/01/2018
Đại dương sẽ trở thành một thế giới kỳ lạ mỗi khi đêm về

Đại dương sẽ trở thành một thế giới kỳ lạ mỗi khi đêm về

Những đợt sóng phát sáng màu xanh lam, san hô sinh sản đồng bộ, định vị hướng nhờ các vì sao vv… là hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể được chứng kiến sau khi trời tối.

Đăng ngày: 18/01/2018
Loài sứa rực rỡ như pháo hoa ở độ sâu 1.200m dưới biển

Loài sứa rực rỡ như pháo hoa ở độ sâu 1.200m dưới biển

Trong video, con vật có vẻ ngoài đẹp mắt và rực rỡ chuyển động nhẹ nhàng trông rất giống pháo hoa.

Đăng ngày: 16/01/2018
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới. Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000m, trong một khe nứt dưới đáy biển nơi có một ngọn núi lửa được biết tới với tên gọi là

Đăng ngày: 15/01/2018
Muốn luộc tôm hùm sống: Hãy quên điều đó đi nếu bạn đang ở Thụy Sĩ!

Muốn luộc tôm hùm sống: Hãy quên điều đó đi nếu bạn đang ở Thụy Sĩ!

Theo đó, Thụy Sĩ cấm tất cả các hình thức nấu chín tôm hùm khi vẫn còn sống.

Đăng ngày: 13/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News