Phát hiện loài cá đuối khổng lồ mới
Mới đây một nhà khoa học Australia công bố rằng loài cá đuối khổng lồ mà các nhà khoa học vẫn gọi thực chất là hai loài tách biệt với các tập tính cũng như môi trường sống khác nhau. Loài cá đuối phổ biến hơn có kích cỡ nhỏ hơn và cũng dễ quan sát được hơn. Chúng thường xuất hiện ở gần bờ biển.
Tuy nhiên loài thứ hai có kích cỡ lớn hơn vẫn chưa được biết đến nhiều. Chúng thường tránh tiếp xúc với con người, dường như chúng có kiểu di trú theo bầy lớn. Nó cũng vẫn còn mang tàn dư tiến hóa là cột sống và chiếc ngạnh vô hại trên đuôi.
Hai loài cá đuối hiện vẫn chưa được đặt tên có các đặc điểm bề ngoài tương đối khác biệt với màu sắc và cấu trúc độc đáo.
Andrea Marshal thuộc Đại học Queesland, Australia đã trình bày phát hiện mới tuần trước tại Montreal tại hội nghị chuyên đề lần đầu tiên bao gồm các chuyên gia nghiên cứu cá đuối.
Quái vật khổng lồ duyên dáng
Theo công bố của một nhà khoa học Australia vào tháng 7 vừa qua, loài cá đuối khổng lồ mà các nhà khoa học vẫn gọi thực chất là hai loài tách biệt với các tập tính cũng như môi trường sống khác nhau. Loài cá đuối phổ biến hơn có kích cỡ nhỏ hơn và cũng dễ quan sát được hơn. Chúng thường xuất hiện ở gần bờ biển. Tuy nhiên loài thứ hai có kích cỡ lớn hơn vẫn chưa được biết đến nhiều. Chúng thường tránh tiếp xúc với con người, dường như chúng có kiểu di trú theo bầy lớn. (Ảnh: Andrea Marshall) |
Cá đuối khổng lồ là loài vật duyên dáng trong gia đình cá đuối. Nó có thể nặng tới 4.400 pao (2.000 kilogram).
Các đuối khổng lồ có sải cánh đạt 25 fit (khoảng 8 met). Nó vô hại và không có bất cứ gai độc nào như anh chị em họ của mình, trong đó bao gồm một số loài cá đuối gai độc (stingray).
Nhà khoa học Australia Steve Irwin đã thiệt mạng bởi chính chiếc gai độc của cá đuối.
Trong khi cả hai loài cá đuối khổng lồ cùng đang ngự trị tại biển cả, chúng dường như lại có lối sống khác biệt với nhau.
Loài cá đuối nhỏ hơn rất quen thuộc với thợ lặn tại Hawai, quần đảo Maldive, Mô-zăm-bic, Australia và Nhật bản. Chúng là cư dân quanh năm của một số khu vực biển nhất định như các rặng san hô.
Các nhà khoa học ngờ rằng loài cá đuối lớn hơn và cũng bí ẩn hơn chính là loài vật di cư đã lang thang đến các đại dương trên thế giới.
Địa điểm may mắn
Theo Marshall, việc khám phá ra loài mới là kết quả bất ngờ của 5 năm hết mình vì công việc công thêm một chút may mắn.
Nghiên cứu của Marshall đã được Quỹ Cứu trợ đại dương đặt tại Thụy Sĩ tài trợ. Bà nói: “Thật may mắn là dường như Mô-zăm-bic là nơi duy nhất mà chúng ta có thể quan sát cả hai loài chung sống với nhau trên cùng một rặng san hô”.
Mặc dù phần lớn thời gian Marshall đều ở dưới nước, bà cũng dành nhiều giờ thu thập dữ liệu trên toàn thế giới để tìm kiếm bằng chứng chứng minh rằng hai loài cá đuối là khác biệt.
Marshall đã mua các bằng chứng từ phòng thí nghiệm AND và các làng chài tại Indonexia nơi cá đuối khổng lồ di cư thường bị bắt.
Rachel Graham thuộc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã tại Punta Gorda, Belize, rất ất tượng với nghiên cứu của Marshall – một trong những nghiên cứu lâu dài nhất từng được thực hiện về loài cá đuối.
Bà nói: “Chúng tôi cực kỳ hứng thú với nó. Nghiên cứu thực sự đi sâu và tôi cho rằng phần lớn mọi người đều đã bị thuyết phục”.
Thử thách bảo tồn
Khám phá về loài cá đuối mới sẽ mang đến thêm nhều thử thách với những người tìm kiếm phương pháp bảo vệ loài cá đuối dễ bị tổn thương nhưng lại có chu kì sinh sản chậm.
Loài cá đuối khổng lồ có kích cỡ nhỏ hơn đang bị đe dọa bởi khu vực sống của chúng bị hạn chế.
Marshall cho biết: “Nếu ai đó đến bờ biển hay quần đảo rồi đánh bắt cá, thì quần thể cá đuối khổng lồ sẽ bị xóa sổ chỉ trong vòng một hoặc hai năm”.
“Điều này sẽ gây ra thảm họa tuyệt chủng khu vực có thể xảy ra tại Vịnh California”.
Loài cá đuối di cư cũng có những thử thách riêng của chúng. Chúng không có bất cứ một ranh giới nào, nên nỗ lực bảo vệ chúng cần phải có sự phối hợp phức tạp giữa nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau.
Marshall cho biết: “Cả hai loài cá đuối đều phải đối diện với các vấn đề khác nhau liên quan đến quản lý bảo tồn. Chúng ta cần phải hiểu được nguy cơ đối với mỗi loài”.