Phát hiện loài chim cánh cụt cổ đại ở New Zealand

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch hoạt động giống như một mắt xích bị mất trong quá trình tiến hóa của loài chim cánh cụt, sau khi chúng tiến hóa từ loài khủng long.

Đã có 5 bộ xương được tìm thấy trên quần đảo Chatham gần đảo Nam của New Zealand. Hóa thạch này được tìm thấy ở khu vực hẻo lánh trong các cuộc khai quật từ năm 2006 đến năm 2011.

Hóa thạch thuộc về một loài mới được phát hiện Kupoupou stilwelli, loài chim cánh cụt lâu đời nhất từng được biết đến. Tên của chúng bắt nguồn từ tiếng Moriori bản địa trên Quần đảo Chatham, Kupoupou có nghĩa là "chim lặn", còn stilwelli đặt theo tên người phát hiện ra loài vật này Jeffrey Stilwell - nhà nghiên cứu cổ sinh học của Đại học Monash.


Loài chim cổ đại này bơi lội dưới nước tốt nhất.

Loài chim cánh cụt này sinh sống từ 60 đến 62,5 triệu năm trước, sau sự kiện khủng long tuyệt chủng hàng loạt vào 65 triệu năm trước. Các đại dương khi đó là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, không có băng giá ở cực Nam.

Một nghiên cứu chi tiết phân tích về hóa thạch được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí Palaeontologia Electronica.

"Bên cạnh những người anh em họ có kích thước khổng lồ của nó, bao gồm cả chim cánh cụt quái vật được mô tả gần đây Crossvallia waiparensis, Kupoupou stilwelli tương đối nhỏ - không lớn hơn chim cánh cụt Hoàng đế hiện đại, chỉ cao dưới 1,1m", nhà nghiên cứu Jacob Blokland, cho biết. "Kupoupou cũng có đôi chân ngắn tương đương so với một số loài chim cánh cụt khác. Do vậy nó có dáng đi lạch bạch như những hậu duệ hiện đại".

Giống như chim cánh cụt hiện đại, loài chim cổ đại này bơi lội dưới nước tốt nhất. Đây cũng là loài chim cánh cụt đầu tiên được tìm thấy giống nhau ở cả chân sau và hình dạng bàn chân với chim cánh cụt hiện đại, Blokland nói.

Những hóa thạch chim cánh cụt cổ đại đã được tìm thấy trên bờ biển phía đông đảo Nam. Khám phá này khiến các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa loài chim cánh cụt ở đảo Nam và quần đảo Chatham.

"Chúng tôi nghĩ rằng có khả năng tổ tiên của chim cánh cụt đã tách khỏi dòng dõi dẫn đến họ hàng gần nhất của chúng - chẳng hạn như hải âu, trong thời kỳ cuối kỷ Phấn trắng và sau đó nhiều loài khác nhau xuất hiện sau khi khủng long bị xóa sổ", Paul Scofield, tác giả nghiên cứu và giáo sư Đại học Flinder cho biết.

Đầu năm nay, hóa thạch của "chim cánh cụt quái vật" Crossvallia waiparensis đã được tìm thấy ở Waipara, gần thành phố Christchurch trên đảo Nam của New Zealand. Nó cao hơn 1,5m, cân nặng lớn hơn người bình thường và sống từ 56 triệu đến 66 triệu năm trước.

Những khám phá gần đây cũng đã phát hiện ra những sinh vật to lớn khác từng sống ở New Zealand, bao gồm loài vẹt lớn nhất thế giới, chim moa lớn không biết bay, đại bàng và dơi khổng lồ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất