Phát hiện hóa thạch loài vẹt lớn nhất thế giới cao một mét
Loài vẹt sống ở New Zealand cách đây 19 triệu năm và sử dụng chiếc mỏ to lớn để mổ thức ăn, được cho là lớn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch của loài vẹt cổ đại cao hơn một mét và nặng khoảng 7 kg gần thị trấn St. Bathans ở vùng Central Otago, New Zealand. Khu vực này tập trung nhiều hóa thạch chim có niên đại từ thế Trung Tân cách đây 2,3 - 5,3 triệu năm. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biology Letters hôm 6/8.
Heracles inexpectatus là loài vẹt lớn nhất thế giới từng được phát hiện. (Ảnh: CNN).
Theo Trevor Worthy, phó giáo sư ở Đại học Flinders, tác giả nghiên cứu, trước đây giới nghiên cứu chưa từng phát hiện hóa thạch nào của vẹt khổng lồ đã tuyệt chủng. Ông và cộng sự đặt tên cho loài vẹt mới là Heracles inexpectatus dựa theo kích thước và sức mạnh của nó. Đặc điểm đáng chú ý nhất ở hóa thạch H. inexpectatus là chiếc mỏ to khỏe giúp con vật mổ mọi loại thức ăn.
"Độ hiếm hoi của hóa thạch H. inexpectatus trong lớp trầm tích là điều chúng tôi có thể dự đoán bởi nó ở vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn", Mike Archer, giáo sư ở Đại học New South Wales, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ.
Ở thời kỳ H. inexpectatus sinh sống, bao quanh nó là những cây nguyệt quế và cọ trong rừng cận nhiệt đới, cung cấp trái cây đa dạng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của H. inexpectatus. Loài vẹt này có kích thước tương đương bồ câu khổng lồ trên quần đảo Mascarene ở phía đông Madagascar và gấp hai lần kakapo, loài vẹt lớn nhất còn sống ngày nay ở New Zealand.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
