Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Ở New Zealand có một giống vẹt to xác nhất trong tất cả loài vẹt trên thế giới và cũng 'kỳ cục' nhất khi không biết bay.

Đó là vẹt kakapo, chúng được nhà điểu học người Anh George Robert Gray mô tả lần đầu tiên vào năm 1845. Con trống trưởng thành có thể dài 64cm và nặng 4kg, con mái chỉ bằng một nửa con trống.

Trong quá trình tiến hóa của vẹt kakapo ở New Zealand, do nơi đây hoàn toàn không có loại thú săn mồi trên mặt đất nên kakapo mất đi khả năng bay để lánh nạn.

Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Khi người Polynesia và người châu Âu đến định cư ở New Zealand, họ du nhập theo những động vật ăn thịt như mèo, chuột, chồn sương và chồn ecmin, và hậu quả là những loài thú ăn thịt này đã săn bắt vô số vẹt kakapo.

Loài vẹt này vốn chỉ có phản ứng tự vệ là đứng yên để tránh bị các loài chim săn mồi ở New Zealand phát hiện. Nhưng chiến thuật phòng thủ thụ động này không thể đối phó hữu hiệu với các loài thú ăn thịt hữu nhũ du nhập từ phương xa.

Một yếu tố khác góp phần làm sụt giảm số lượng vẹt kakapo là chúng có nhịp độ sinh sản rất chậm, cứ mỗi 5 năm vẹt kakapo mái mới chịu giao phối và đẻ trứng, mỗi lần đẻ chỉ từ 1-4 quả trứng. Đến năm 2016 chỉ còn có 125 cá thể vẹt kakapo đang sống ngoài thiên nhiên, vì vậy vẹt kakapo được xếp vào hạng có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Trong các thập niên vừa qua, chính phủ New Zealand đã tích cực triển khai chương trình bảo vệ và phục hồi loài vẹt kakapo, đến nay đã mang lại một số kết quả lạc quan. Tính đến tháng 2-2019, số cá thể vẹt kakapo đã tăng lên được 147 con.

Bởi những đặc trưng kỳ lạ chẳng giống bất kỳ loài lông vũ nào trên thế giới, các nhà khoa học đã gọi chúng là "những kẻ lạc loài trong thế giới tự nhiên".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao hươu cao cổ... có cổ dài?

Tại sao hươu cao cổ... có cổ dài?

Vì sao những con hươu cao cổ lại có cổ dài đến vậy? Đây là câu hỏi đã “ám ảnh” giới khoa học hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 25/03/2019
Đột biến đã

Đột biến đã "tặng" cho con cóc này đôi mắt trong miệng

Loại cóc kì dị này lần đầu tiên được tìm thấy tại Canada. Các nhà sinh học cho rằng có thể nó đã chịu ảnh hưởng của một hiện tượng đột biến gene được gọi là đột biến vĩ mô.

Đăng ngày: 24/03/2019
Vì sao không nên cho chó ăn nho?

Vì sao không nên cho chó ăn nho?

Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc động vật Mỹ (ASPCA), trong năm 2016 có khoảng 3.000 cuộc điện thoại đến trung tâm kêu cứu về tình trạng sức khỏe của chó do ăn nho, bao gồm cả nho tươi, nho khô.

Đăng ngày: 23/03/2019
Loài cá heo cực hiếm này thực sự sắp tuyệt chủng, cả thế giới chỉ còn chưa đầy 10 con

Loài cá heo cực hiếm này thực sự sắp tuyệt chủng, cả thế giới chỉ còn chưa đầy 10 con

Bi kịch của loài cá heo này - cũng giống bao loài khác - đến từ chính con người.

Đăng ngày: 22/03/2019
Con chim bồ câu giá hơn 1 triệu bảng Anh có gì đặc biệt?

Con chim bồ câu giá hơn 1 triệu bảng Anh có gì đặc biệt?

Con chim bồ câu Armando đã được nhà đấu giá Pipa bán với giá 1,07 triệu bảng Anh sau cuộc trả giá trực tuyến kéo dài hai tuần, trở thành con chim đắt giá nhất thế giới.

Đăng ngày: 21/03/2019
Trung Quốc nhân bản vô tính chó nghiệp vụ

Trung Quốc nhân bản vô tính chó nghiệp vụ

Một cô chó nhân bản vô tính từ ADN của chó nghiệp vụ có thành tích cao đã bắt đầu được huấn luyện cùng quân đội tại Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/03/2019
Lý giải bí ẩn trong hội sen: Tại sao các boss chó luôn xoay lòng vòng trước khi đi cầu?

Lý giải bí ẩn trong hội sen: Tại sao các boss chó luôn xoay lòng vòng trước khi đi cầu?

Chúng xoay lòng vòng mất cả phút trước khi chính thức tiến hành giải quyết. Điều này khiến các sen đôi lúc phải bực mình, nhưng tại sao phải làm thế?

Đăng ngày: 20/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News