Phát hiện loài chim hoét mới nhờ tiếng hót
Nhờ phân biệt được tiếng hót du dương đặc trưng, các nhà khoa học đã phát hiện một loài chim hoét mới ở dãy Himalaya thuộc miền bắc Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo BBC, loài chim hoét mới có tên khoa học là Zoothera salimalii để tưởng nhớ đến tiến sĩ Salim Ali (mất năm 1987) - người có nhiều đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu và bảo tồn các loài chim ở Ấn Độ.
Loài chim hoét rừng Zoothera salimalii. (Ảnh: Scinews.com).
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Thụy Điển, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nga tìm kiếm và nghiên cứu loài chim hoét mới Zoothera salimalii từ năm 2009 và lúc đầu nhầm lẫn loài này với loài hoét Zoothera mollissima.
Tiếng hót của hai loài này thật sự rất khác biệt và đây là yếu tố giúp các nhà khoa học phân biệt chúng. Loài hoét rừng Zoothera salimalii sống ở vùng rừng thấp hót du dương và êm tai hơn so với loài hoét núi Zoothera mollissima sống ở môi trường vùng rừng núi cao (có âm thanh tiếng hót nghe khá hỗn tạp và rít).
Các nhà khoa học cho biết ban đầu nhìn hình dạng bên ngoài của hai loài hoét không thể tìm thấy bất kỳ sự khác biệt nào về bộ lông giữa chúng.
"Qua quá trình ghi âm tiếng hót, phân tích ADN và so sánh với các mẫu vật tại 15 bảo tàng trên thế giới chúng tôi mới nhận định đây là hai loài hoét tiến hóa riêng biệt cách đây hàng triệu năm, có thể cùng khoảng thời gian con người và tinh tinh tiến hóa tách biệt nhau", giáo sư Per Alström, làm việc tại Đại học Uppsala (Thụy Điển) trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Chim hoét rừng Zoothera salimalii được bắt để phục vụ nghiên cứu. (Ảnh: BBC).
Nhóm nghiên cứu sau khi phân tích cho rằng hai loài hoét có khởi điểm gốc là "cùng loài" nhưng sau đó tách ra tiến hóa để thích nghi với nhu cầu môi trường sống khác biệt của rừng và núi. Loài hoét rừng Zoothera salimalii có chân và đuôi ngắn hơn so với hoét núi Zoothera mollissima khi được so sánh cùng một kích thước cơ thể. Chim hoét núi có chân dài dễ dàng thích nghi với môi trường sống có không gian thoáng hơn trong rừng. Phát hiện mới được công bố trên số tháng 1 của tạp chí Avian Research.
Chim hoét rừng Zoothera salimalii chỉ là loài chim mới thứ tư được phát hiện tại Ấn Độ kể từ khi quốc gia này giành độc lập vào năm 1947.
"Không có quá nhiều loài chim mới được phát hiện trên thế giới. Do đó, việc tìm thấy thêm một loài chim mới tại Ấn Độ là một điều rất thú vị", ông Per Alström cho biết thêm.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên
Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.
