Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.

Ngày 12/12, trong Báo cáo các loài mới được phát hiện của năm 2017 do WWF công bố cho thấy chỉ trong một năm các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện 157 loài mới tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó 58 loài được tìm thấy tại Việt Nam.

Trong số này có một loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện ở Cao nguyên Lâm Viên (Langbian), Lâm Đồng.

Các nhà khoa học đặt tên theo một loài yêu tinh của phương tây: "Cóc núi tiểu yêu tinh". Những khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu là khu sinh cảnh phù hợp với nơi ẩn náu của các loài "yêu tinh" trong truyện cổ tích", báo cáo viết. Số còn lại là các loài động vật có vú, cá, động vật lưỡng cư, bò sát và thực vật.

Loài cóc mới có kích thước cơ thể nhỏ (chiều dài con đực 29.9 - 33.9 mm, con cái 35.1 - 36.5 mm), mõm hơi nhô ra phía trước.

Loài này có tiếng kêu như chim đang huýt sáo, có đa nốt, với tần số trội dao động từ 4.030 đến 4.920 Hz.

Phát hiện loài cóc núi tiểu yêu tinh tại Việt Nam
Loài "Cóc núi tiểu yêu tinh" được các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam. (Ảnh: WWF).

Ông Stuart Chapman, Giám đốc Bảo tồn của khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Còn rất nhiều loài đang chờ các nhà khoa học phát hiện và cũng thật đáng buồn, nhiều loài khác sẽ biến mất trước khi được phát hiện. Khu vực Mekong có thể bảo tồn sự đa dạng các loài độc đáo của mình bằng cách thiết lập các khu bảo tồn rộng lớn cho các loài hoang dã, cùng với việc tăng cường nỗ lực đóng cửa các thị trường buôn bán động thực vật hoang dã".

Báo cáo Hành tinh sống mới đây nhất của WWF nêu, trong vòng 40 năm qua, quần thể các loài động vật hoang dã đã giảm 60%. Tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, sự sụt giảm quần thể các loài có lẽ còn tệ hơn bởi sinh cảnh của các loài hoang dã bị phá huỷ trên diện rộng và ở nhiều nơi trong khu vực việc săn bắt trái phép diễn ra ở quy mô công nghiệp.

Tại Việt Nam, một cuộc chiến đang diễn ra để cứu các loài hoang dã nguy cấp khỏi bẫy của thợ săn – đặt khắp nơi trong các khu rừng. WWF đang làm việc với các cơ quan chức năng địa phương để huy động sự hợp tác của kiểm lâm và cộng đồng nhằm loại bỏ bẫy thú bất hợp pháp trong rừng và nâng cao nhận thức về những tác động của việc tiêu thụ động vật hoang dã tới sự sống còn của các loài quý hiếm của Việt Nam.

Tại Việt Nam, bộ luật hình sự mới, có hiệu lực từ đầu năm 2018, đã tăng mức xử phạt tối đa đối với loại tội phạm liên quan tới động vật hoang dã từ 7 đến 15 năm tù.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vén màn bí ẩn về loài cá lạ: Hễ cứ ăn vào là say như uống rượu

Vén màn bí ẩn về loài cá lạ: Hễ cứ ăn vào là say như uống rượu

Nhiều người dân tại Cát Tiên (Lâm Đồng) cho rằng cá chày tại sông Đồng Nai ăn có thể gây say, buồn nôn và tiêu chảy tới hai ba ngày.

Đăng ngày: 12/12/2018
Đàn rùa chen chúc trên lưng hà mã để đi nhờ

Đàn rùa chen chúc trên lưng hà mã để đi nhờ

Hàng chục con rùa cùng leo lên lưng hà mã khổng lồ để đi nhờ sang sông và tranh thủ tắm nắng trong công viên Nam Phi.

Đăng ngày: 12/12/2018
Hổ mang chúa dài hơn 5 mét lẻn vào nhà dân Ấn Độ

Hổ mang chúa dài hơn 5 mét lẻn vào nhà dân Ấn Độ

Chuyên gia giải cứu rắn dùng tay và một dụng cụ đơn giản để bắt hổ mang chúa rồi đem thả con vật tại công viên quốc gia Simlipal.

Đăng ngày: 12/12/2018
Hổ mang chúa đoạt mạng rắn chuột

Hổ mang chúa đoạt mạng rắn chuột

Rắn hổ mang chúa dễ dàng giết chết và ăn thịt rắn chuột bằng nọc độc mạnh tới mức có thể hạ gục một con voi.

Đăng ngày: 11/12/2018
Kangaroo

Kangaroo "tung cước" đá người đàn ông Australia ngã ngửa

Daniel Tuohey, người đàn ông ở thành phố Bendigo, bang Victoria, Australia hôm 6/12 bất ngờ bị một con kangaroo lao tới đá vào ngực khi đang thư giãn bên một hồ nước cùng con gái và đàn chó cưng.

Đăng ngày: 11/12/2018
Tuần lộc trắng muốt như tuyết ngơ ngác trước ống kính

Tuần lộc trắng muốt như tuyết ngơ ngác trước ống kính

Nhiếp ảnh gia Mads Nordsveen ghi lại hình ảnh tuần lộc non có bộ lông trắng muốt như tuyết trên một ngọn núi Na Uy.

Đăng ngày: 11/12/2018
Hai loài chim có khả năng siêu

Hai loài chim có khả năng siêu "dị": Ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể và lý do là...

Để chuẩn bị cho chuyến bay thẳng một mạch vượt biển Đại Tây Dương hoặc vượt Vịnh Mexico, hai loài chim tí hon này sẽ nỗ lực ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Đăng ngày: 10/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News