Phát hiện loài cua siêu hiếm sau 225 năm ở châu Phi

Không hề có manh mối gì khác ngoài nhãn của một mẫu vật cua Afzelius với vỏn vẹn 2 chữ "Sierra Leone", một nhóm nghiên cứu đã tìm thấy loài cua nước ngọt siêu hiếm này sau 225 năm.

Tìm kiếm những loài vật quý hiếm gần như tuyệt chủng chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Tháng 1/2021, Pierre A Mvogo Ndongo đã tới Sierra Leone để tìm một loại cua siêu hiếm sống trên cạn gần như đã bị lãng quên. Một trong số đó là cua Afzelius (Afrithelphusa afzelii), được nhìn thấy lần cuối vào năm 1796.

Phát hiện loài cua siêu hiếm sau 225 năm ở châu Phi
Cua Afzelius, một trong những loài vật được phát hiện lần đầu tiên kể từ năm 1796. (Ảnh: Pierre A Mvogo Ndongo/re:wild).

Loài cua siêu hiếm

Chuyến thám hiểm của Mvogo Ndongo chủ yếu nhằm tìm kiếm loài cua Sierra Leone sống trên cạn, có màu cầu vồng tên là Afrithelphusa leonensis. Đây là loài cua đã mất tích 65 năm và được cho là đã tuyệt chủng, nằm trong danh sách "25 loài mất tích đáng quan tâm nhất" của Tổ chức Re:wild.

Hy vọng khác của ông là tìm thấy cua Afzelius (Afrithelphusa afzelii).

Cả hai loài cua đều sống trên cạn, ở trong hang trong nền rừng nhiệt đới. Mvogo Ndongo, giảng viên tại Viện Thủy sản và Khoa học Thủy sản tại Đại học Douala ở Cameroon, cho biết: Hầu hết cua nước ngọt ở Châu Phi sống ở sông, suối và hồ".

“Loài cua quý hiếm này thuộc một họ Afrotropical độc đáo, có thể hít thở không khí, giúp chúng thích nghi với những môi trường sống khắc nghiệt trong rừng nhiệt đới và thường cách xa nguồn nước. Chúng rất sặc sỡ so với các loài cua trên cạn khác, có thể trèo cây, sống trong các kẽ đá, đào hang trong đầm lầy hoặc dưới nền đất rừng", ông phân tích.

Ông cho biết, Sierra Leone, Guinea và Liberia là 3 quốc gia duy nhất ở châu Phi có loài cua này chỉ có 5 loài được biết đến.

Trong vòng 3 tuần làm việc với các cộng đồng địa phương ở các tỉnh phía Bắc, Nam và Đông Nam của Sierra Leone, Mvogo Ndongo không tìm thấy manh mối gì và cảm thấy vô vọng.

Thông thường, các khám phá khoa học thường được tiến hành dựa trên những manh mối trước đó của những người đi trước. Nhưng với trường hợp này, Mvogo Ndongo không có gì trong tay.

"225 năm qua, không ai nhìn thấy Afrithelphusa afzelii, thông tin duy nhất về chúng là một nhãn mẫu vật có tên là 'Sierra Leone' - quả thực là một địa điểm khá mơ hồ. Chúng tôi suy luận rằng nó đã được thu thập trong khoảng cách đi bộ từ Freetown, vì vậy chúng tôi bắt đầu khảo sát trong khu rừng ở vùng lân cận đó. Dù vậy, tất cả vẫn quá mơ hồ", ông nói.

Phát hiện loài cua siêu hiếm sau 225 năm ở châu Phi
Cua Sierra Leone là một trong "25 loài mất tích đáng quan tâm nhất" của Tổ chức Re:wild. (Ảnh: Re:wild).

Sống rất sâu trong hang

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát người dân địa phương liệu họ có thấy con cua nào sống trên cạn mà cách xa các nguồn sông suối hay không. Cuối cùng, một người đàn ông đã đưa họ đến trang trại của anh ta ở bìa rừng, và họ đã tìm thấy chúng.

Một ngày sau khi tìm thấy cua Afzelius, Mvogo Ndongo đã đến khu rừng Núi Sugar Loaf, phía Nam Freetown. Khi bị hạn chế thời gian do sắp đến đợt phong tỏa của dịch Covid-19, ông đã đi khắp Hồ Guma để tìm kiếm.

Cho đến khi vào sâu trong rừng, ông mới tìm thấy con cua quý hiếm ấy. Chúng sống trong hang sâu đến mức, nhóm của Mvogo Ndongo phải cẩn thận đào chúng lên bằng cuốc và dao rựa, trước khi làm sạch đất bám trên người chúng, để lộ những mảnh vỏ đầy màu sắc. Đây được coi là những mẫu vật sống đầu tiên được nhìn thấy từ năm 1955.

Cùng với loài cua Sierra Leone và cua Afzelius được tìm lại, họ cũng tìm thấy 2 loài cua nước ngọt mới. Tuy nhiên, môi trường sống của cua đang bị đe dọa do nạn phá rừng để làm nông và lấy củi.

"Chúng tôi vui vì đã phát hiện ra những loài tưởng chừng đã mất, buồn vì chúng đang trên bờ vực tuyệt chủng và cần phải có biện pháp can thiệp khẩn cấp để bảo vệ chúng về lâu dài", Neil Cumberlidge, giáo sư Khoa Sinh học tại Đại học Bắc Michigan, người đã hợp tác với Mvogo Ndongo trong chuyến thám hiểm, nói.

Khi đã biết chỗ trú của cua, các nhà khoa học hy vọng chúng sẽ được bảo vệ.

Cumberlidge cho biết: “Dữ liệu mới cho phép chúng tôi đánh giá lại tình trạng danh sách đỏ của từng loài trong nhóm này, có thể loài này sẽ được xếp vào 'cực kỳ nguy cấp', tức là gần tuyệt chủng”, Cumberlidge nói.

“Bước tiếp theo chúng tôi sẽ lập kế hoạch hành động cho chúng và thực hiện các biện pháp bảo vệ tại hiện trường với các nhà bảo tồn Sierra Leone để cứu những loài cua khỏi nguy cơ tuyệt chủng", ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động vật đang dần biến mất, chúng ta có thể làm gì để cứu vãn?

Động vật đang dần biến mất, chúng ta có thể làm gì để cứu vãn?

Ô nhiễm không khí, khói bụi, nắng nóng... khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và cuộc sống trở nên bất tiện.

Đăng ngày: 18/11/2022
Top 5 loài vật sở hữu khả năng mà con người ai cũng muốn có

Top 5 loài vật sở hữu khả năng mà con người ai cũng muốn có

Chúng ta đã từng xem nhiều bộ phim đề cập tới khả năng tái sinh phi thường của các nhân vật anh hùng, điển hình nhất là Deadpool.

Đăng ngày: 18/11/2022
Mối họa từ trào lưu nuôi thú cưng độc, lạ

Mối họa từ trào lưu nuôi thú cưng độc, lạ

Thay vì nuôi chó, chim, gà, cá… nhiều người chọn cách săn lùng những con vật độc, lạ để nuôi như rùa, thằn lằn, thậm chí là rắn độc. Trào lưu này tiềm ẩn rất nhiều nguy hại.

Đăng ngày: 16/11/2022
Ly kỳ giai thoại loài cua mang gương mặt tức giận của chiến binh Samurai

Ly kỳ giai thoại loài cua mang gương mặt tức giận của chiến binh Samurai

Heikegani là loài cua bản địa của Nhật Bản. Trên mai của chúng nổi vân giống hệt gương mặt của một samurai đang tức giận, do đó chúng còn có biệt danh khác - cua Samurai.

Đăng ngày: 16/11/2022
Những sự thật bất ngờ về loài báo đen - nguồn cảm hứng của nhân vật Black Panther

Những sự thật bất ngờ về loài báo đen - nguồn cảm hứng của nhân vật Black Panther

Nhiều sức mạnh của các siêu anh hùng Marvel được lấy cảm hứng từ kẻ săn mồi cùng tên và Black Panther cũng là một trong số đó. Anh được lấy cảm hứng từ loài báo đen bên ngoài tự nhiên.

Đăng ngày: 14/11/2022
Phát hiện đàn voi nằm trong rừng, nghi ngờ do bị say rượu

Phát hiện đàn voi nằm trong rừng, nghi ngờ do bị say rượu

Đàn voi nằm ngủ say trong rừng, gần nơi ủ rượu, khiến các nhân viên kiểm lâm phải đánh trống để gọi chúng thức dậy.

Đăng ngày: 14/11/2022
Nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát nạn lợn rừng xâm chiếm

Nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát nạn lợn rừng xâm chiếm

Với tốc độ sinh sản nhanh và khả năng thích nghi cao, lợn rừng đang xâm chiếm nhiều thành phố ở châu Âu khiến nhà nghiên cứu và chức trách phải tìm cách hạn chế.

Đăng ngày: 14/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News